Ethiopia được mệnh danh là “trái tim Châu Phi” với bề dày lịch sử, hệ sinh vật đa dạng, phong phú.
Chưa từng bị đô hộ nên bản sắc văn hóa tộc người ngày nay vẫn được người dân giữ lại. Bên cạnh đó, đây còn là đất nước ẩn chứa nhiều điều kì lạ nhất nhì thế giới.
1. Tháng thứ 13 và đồng hồ 12 tiếng
Nếu như ở nhiều quốc gia trên thế giới, một năm có 12 tháng thì ở Ethiopia, từ hàng nghìn năm trước, người dân nơi đây đã tin rằng có thêm 1 tháng sẽ có thêm sự may mắn. Đó chính là lý do họ có thêm tháng 13 trong 1 năm. Niên lịch của Ethiopia có 13 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. Riêng tháng thứ 13 sẽ chỉ có từ 5 đến 6 ngày. Điều đặc biệt hơn là ở Ethiopia chỉ có 12 tiếng mỗi ngày, thời khắc mặt trời mọc sẽ là giờ đầu tiên và lúc hoàng hôn sẽ được tính là 12h, sau đó đồng hồ sẽ tiếp tục đếm 12h lại từ đầu cho đến ngày hôm sau.
2. Đất nước của lễ hội
Ở Ethiopia, rất nhiều lễ hội sôi động và đầy màu sắc được tổ chức quanh năm trên khắp cả nước. Lễ hội Timkat được xem là lễ hội lớn nhất của đất nước này. Trong lễ hội này, hàng nghìn người dân trong trang phục áo trắng triền thống sẽ cùng tham dự những nghi lễ tâm linh được thực hiện bởi các linh mục mặc áo tế đầy sắc màu và cầm những chiếc ô nhung thêu kim tuyến.
3. Ethiopia, nơi khởi nguồn của loài người
Một số phát hiện khảo cổ học ở vùng Afar của Ethiopia cho thấy rằng đất nước này có thể là nơi khởi nguồn của loài người. Năm 1963, Gerrard Dekker, một nhà thủy văn học người Hà Lan, đã phát hiện ra nhiều công cụ bằng đá được sử dụng cách đây khoảng 1 triệu năm. Một khám phá quan trọng khác được thực hiện bởi Tim D. White, một nhà cổ sinh vật học khi ông phát hiện ra một hóa thạch loài hominid 4,2 triệu năm tuổi. Đặc biệt, bộ xương phụ nữ sống cách đây 3,2 triệu năm cũng được phát hiện tại đây.
4. Cà phê được phát hiện lần đầu tiên ở Ethiopia
Trên tấm bản đồ cà phê thế giới, không thể không nhắc đến Ethiopia, nơi những ly cà phê đầu tiên được ra đời. Đất nước này có một truyền thuyết phổ biến gắn liền với điều này. Một người chăn dê tên là “Kaldi” đang bận rộn chăn thả đàn dê của mình thì anh ta nhận thấy một con dê có những biểu hiện lạ, có vẻ như nó đang cực kỳ phấn khích.
Sau đó, con dê này liên tục nhảy lên bằng hai chân sau và không ngừng nghỉ suốt đêm. Sau đó, Kaldi nhận ra rằng con dê đã ăn một vài quả mọng màu đỏ từ một cây bụi nhỏ. Vì tò mò, anh đã ăn thử và cảm thấy rất ngạc nhiên khi nó khiến anh tràn đầy năng lượng. Sau đó anh đã đưa những quả này đến một tu viện gần đó. Ban đầu, các thầy tu còn hoài nghi về loại quả này, nhưng khi họ thử dùng hạt của chúng với nước nóng, họ đã cảm thấy rất thú vị về loại quả này. Cây cà phê ở Ethiopia đã trở thành một phần trong văn hóa, tín ngưỡng của quốc gia này.
5. Ethiopia sở hữu 8 khu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới
Ethiopia được thiên nhiên ban tặng nhiều kỳ quan tuyệt diệu, trong đó phải kể đến 8 khu di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới, nổi bật là 11 nhà thờ bằng đá khối dưới triều vua Lalibela, và quần thể lâu đài Fassil Ghebbi. Ngoài ra, thành phố cổ Aksum cũng là một địa danh được nhiềungười nhắc đến với các cấu trúc lăng mộ và đài tưởng niệm rất độc đáo. Công viên quốc gia Thung lũng sông Awas lại nổi tiếng bởi phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, nhiều thác nước, sông suối, hệ động thực vật phong phú. Còn vườn quốc gia Simien lại thu hút với cảnh sắc kỳ ảo xen lẫn sương khói và tuyết, là nơi trú ngọ của những loài động vận quý hiếm trên thế giới.
6. Người Ethiopia không có họ
Nhưng ở Ethiopia, các quy tắc đặt tên sẽ có một chút khác biệt. Tên của người dân nơi đây sẽ bao gồm tên riêng, sau đó là tên của cha họ. Đôi khi, mọi người cũng có thể lấy tên của ông nội hoặc bất kỳ tổ tiên nam giới nào khác trong gia đình. Ngoài ra, phụ nữ không được đổi tên sau khi kết hôn.