Chùa Bái Đính thu hút đông đảo sự quan tâm kể cả trong nước trong và ngoài nước bởi sự hoành tráng đồ sộ của những công trình kiến trúc Phật giáo vĩ đại, sự huyền bí về những giai thoại lịch sử. Hãy để Sakos gợi ý cho bạn những địa điểm du lịch nổi tiếng tại nơi đây nhé!
1. Giới thiệu đôi nét về chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính thuộc phía Tây của khu di tích cố đô Hoa Lư, hiện nay thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Tên Bái Đính xuất phát với ý nghĩa rằng: Bái có nghĩa là lễ bái, cúng bái đất trời, tiên phật. Đính mang ý nghĩa là đỉnh, là ở trên cao. Bái Đính có nghĩa là cúng bái trời đất, tiên phật ở trên núi cao, tên gọi ý nghĩa là hướng về núi Đính nơi diễn ra các sự kiện oai hùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
2. Lịch sử hình thành chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính được xây dựng từ triều Lý, tương truyền rằng người khai sinh ra chùa Bái Đính là quốc sư Nguyễn Minh Không (quốc sư triều Lý). Tương truyền rằng vào thời vua Lý Thánh Tông, Nguyễn Chí Thành được sinh ra tại Ninh Bình mất cha và mẹ từ khi nhỏ.
Ông kiếm sống bằng nghề mò cua và bắt cá, khi lớn lên ông kết nghĩa với Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Giác Hải (hai vị chân sư có uy tín đương thời). Khi tu hành đắc đạo, ông trở về xây dựng chùa Viên Quang và lấy vị hiệu là Minh Không. Trong một dịp đi tìm thuốc chữa bệnh giúp nhà vua, ông phát hiện ra đất Phật từ đó Nguyễn Minh Không đã xin chối từ những bổng lộc của vua để có thể tu hành, xây dựng chùa Bái Đính.
3. Những địa điểm tham quan trong chùa Bái Đính
3.1 Cổng nội tam quan
Trong đạo Phật thì Tam Quan có nghĩa là tuyên ngôn nhìn ra 3 lối là trung quan, giả quan và không quan. Tam quan chùa Bái Đính có hình dạng “lộng tàn” xây dựng theo kiểu chồng giường được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ.
Người ta đã sử dụng khoảng 550 tấn gỗ tròn cao 16,5m, rộng 13m, dài 32m có 3 tầng mái uốn cong ở bốn phía tổng cộng là 12 mái, lợp bằng ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm, 2 tầng dưới 8 mái chính là tượng trưng cho bát quái, tầng trên 4 mái và nóc là ngũ hành.
3.2 Tháp chuông
Tháp chuông ở đây được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ hình dáng phỏng theo các tháp chuông của ngôi chùa cổ ở đồng bằng Bắc Bộ. Trong ngôi chùa thì đây chính là biểu tượng thiêng liêng của đức Phật, luôn được mọi người đặc biệt chú ý bởi theo quan niệm của Phật giáo rằng gác chuông của chùa càng ngân, càng vang xa bao nhiêu thì lời răn dạy của đức Phật càng phổ độ đến chúng sinh càng được thấm nhuần bấy nhiêu.
3.3 Điện Tháp Chủ
Điện thờ Thích Ca Mâu Ni người sáng lập ra đạo Phật, điện Pháp Chủ có kiến trúc theo kiểu dáng điện Tam Thế bao gồm 2 tầng với mái cong, mỗi tầng 4 mái đều lợp ngói men ống nâu và một hàng cổ lâu tạo nên độ cao thông không khí và lấy ánh sáng mặt trời.
Tòa sen lớn gồm 3 lớp cánh sen hai lớp cánh sen nở hướng lên trên, lưng cánh ngoài lớn ôm lấy lớp cánh trong nhỏ so le lấy nhau, lớp cánh sen nở hướng xuống, to tương đương, và so le với lớp cánh to nở hướng lên trên tạo đường nét nghệ thuật hài hoà, cân đối khiến khách du lịch phải kinh ngạc khi mỗi lần đặt chân đến.
3.4 Điện Tam Thế
Ba tượng Tam Thế đặt ở ba gian chính với có ba tư thế khác nhau. Mặt ba tượng đều giống nhau ở chỗ phảng phất nét chân dung nữ tính, đều có những xoắn tóc nhỏ ken dày, ngực nở có chữ “vạn”, khoác áo cà sa hở ngực, ống tay áo dài hợp cùng với vạt áo phủ qua đùi.
Đằng sau ba pho tượng Tam Thế đều có 3 phù điêu hình lá đề to lớn bằng đồng (thúc đồng) gồm nhiều mảnh ghép lại, có gắn hàng trăm pho tượng Phật nhỏ đúc bằng đồng có kích cỡ khác nhau.
4. Những lưu ý khi đến chùa Bái Đính
Một lưu ý nhỏ cho bạn lần đầu đến thăm chùa là khi đi chùa thì bạn không nên mang theo quá nhiều đồ, những vật dụng cần thiết như túi xách cần giữ cẩn thận bên người do số lượng người trong những dịp lễ tết tương đối đông.
Bên cạnh đó lễ hội chùa Bái Đính thường diễn ra từ chiều mùng 1 Tết, khai mạc vào ngày mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3. Ngoài thời gian trên thì bạn sẽ không được tham quan và tham gia vào các hoạt động văn hóa ở đây nên bạn hãy đặc biệt cân nhắc để sắp xếp lịch trình cho phù hợp nhé!!