Đăng bởi

Cẩm nang du lịch Huế tự túc bạn cần biết

Cẩm nang du lịch Huế tự túc bạn cần biết

Nằm trên dải đất miền Trung, Huế là thành phố di sản văn hoá thế giới. Cố đô Huế vốn có lịch sử và truyền thống lâu đời với những giá trị và bản sắc độc đáo. Vậy bạn có biết nên đi du lịch Huế vào vào mùa nào và những điều lưu khi đến du lịch tại nơi đây để Sakos.vn mách bạn nhé!

1. Huế mùa nào đẹp nhất?

Nếu bạn muốn đi du lịch Huế thì nên đi từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, đẹp nhất là 3-4 tháng đầu năm vì thời tiết khi này khá mát mẻ. Với những du khách yêu núi, biển, thích ngắm bình minh và hoàng hôn thời điểm nên đi là từ tháng 6 đến tháng 8 khi mặt trời đẹp nhất trong năm, khi này bạn sẽ được chiêm ngưỡng nước biển xanh nhất.

Huế không hẳn có mùa khô, mà chỉ có mùa mưa và mùa ít mưa. Mùa ít mưa thường kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8 trời nóng nực và oi bức. Khoảng tháng 9 đến tháng 1 năm sau là mùa mưa, trời lạnh. Đặc biệt, từ tháng 10 đến tháng 11 cũng chính là mùa mưa bão, mưa to không dứt.

Cẩm nang du lịch Huế tự túc bạn cần biết

Mùa xuân kéo dài khoảng 2 tháng đầu năm, thời tiết lúc này rất đẹp, trời có nắng nhẹ, trời se lạnh. Từ tháng 4 đến tháng 7, mùa hè nắng nóng, Huế cũng là địa điểm du lịch lý tưởng với những du khách yêu biển. Cố đô vào hè có sắc vàng của hoa điệp, hồng của muống hoa đào, sắc tím của bằng lăng tạo nên một vùng đất đầy thơ mộng.

Nếu bạn hỏi tôi Huế vào tháng mấy đẹp nhất, tôi nghĩ nếu có thời gian bạn nên trải nghiệm từng khoảng thời gian tại nơi đây. Nhưng Huế đẹp nhất là vào tháng 8 khi thành phố bước vào mùa thu.

2. Phương tiện di chuyển

Tất cả các hãng hàng không đến khai thác đến chặng sân bay Phú Bài, Huế. Thời gian bay từ Hà Nội là khoảng 1 tiếng 15 phút. Thời gian bay từ TP.HCM là khoảng 1 tiếng 30 phút.

Bạn có thể thử di chuyển bằng tàu hoả từ Hà Nội, TPHCM hoặc các tỉnh khác. Du khách có thể đi tài hoả để ngắm cảnh dọc đường. Tàu hoả cũng có rất nhiều loại ghế ngồi: ghế ngồi cứng, ghế mềm và giường nằm. Sakos mách bạn mẹo nhỏ nếu đi vào mùa hè bạn hãy chọn tàu SE3 hoặc SE1 để rút ngắn thời gian di chuyển nhé!

Cẩm nang du lịch Huế tự túc bạn cần biết

Tại Huế, để tiết kiệm chi phí và tự do đi lại bạn nên thuê xe máy tại chổ. Giá thuê xe máy cũng khá rẻ từ 80.000 đến 130.000 đồng một ngày, chưa tính tiền xăng.

Phương tiện khám phá Huế thú vị mà du khách nên trải nghiệm qua đó chính là xích lô. Những người đạp xích lô sẽ trở thành hướng dẫn viên du lịch, đưa du khách tới các địa điểm nổi tiếng trong thành phố.

3. Những địa điểm bạn nên tham quan khi đến Huế

3.1. Chợ Đông Ba

Hình thành từ năm 1899, chợ Đông Ba là một trong nhũng biểu tượng của đất cố đô, vốn quanh năm tấp nập người mua kẻ bán. Chợ kéo dài từ cầu Gia Hội tới cầu Trường Tiền với hàng ngàn gian hàng. Bước vào chợ, bạn sẽ thấy không khí đầy màu sắc của một khu chợ Huế. Du khách tới đây thoả sức tìm món ăn ngon hoặc dạo quanh các hàng quần áo, vải, mũ nón, các loại mắm chỉ có thể mua tại Huế.

Cẩm nang du lịch Huế tự túc bạn cần biết

Cẩm nang du lịch Huế tự túc bạn cần biết

Cẩm nang du lịch Huế tự túc bạn cần biết

3.2. Quốc học Huế

Đây là trường trung học đầu tiên của Huế xây từ thời vua Thành Thái, vào năm 1896. Hiện trường nằm ở số 12 đường Lê Lợi, ngay trung tâm. Trường nổi bật với màu sơn đỏ rực rỡ và những hàng cổ thụ xanh mướt quanh năm. Khuôn viên Quốc học Huế rất rộng nên bạn cứ thư thả đi dạo các hành lang, lớp học và chụp hình lưu niệm.

Cẩm nang du lịch Huế tự túc bạn cần biết

Cẩm nang du lịch Huế tự túc bạn cần biết

Bạn ghé trường vào buổi trưa như 11h30 hoặc sau 17h để tham quan và chụp ảnh lúc vắng học sinh. Trường có nhiều cây lớn rất mát mẻ, nếu đi vào sáng sớm có thể bảo vệ không cho vào vì trong giờ học của học sinh.

3.3. Cầu Trường Tiền

Bắc qua sông Hương, cầu Trường Tiền vốn là hình ảnh mà nhắc tới Huế ai cũng nhớ. Nếu ban ngày chỉ trầm ngâm in bóng xuống dòng Dương thì chiều muộn và tối đến, cầu lại được tô điểm bằng ánh đèn màu lấp lánh rất nổi bật.

Cẩm nang du lịch Huế tự túc bạn cần biết

3.4. Sông Hương

Sông Hương uốn lượn quanh co giữa rừng, lướt qua các làng mạc từ Kim Long, Vĩ Dạ đến Đông Ba, Gia Hội, Nam Phổ… quyện theo mùi thơm của các loài hoa xứ Huế. Có dịp bạn hãy du ngoạn trên sông bằng thuyền để được ngắm cảnh Hương giang thơ mộng.

Cẩm nang du lịch Huế tự túc bạn cần biết

Nếu muốn ngắm thành phố lung linh ánh đèn từ dòng Hương, du khách có thể lên thuyền rồng và thưởng thức “đặc sản” ca Huế. Ca Huế là sự giao thoa, tiếp thu văn hóa giữa nhã nhạc cung đình và ca hát dân gian.

3.5. Đồi Vọng Cảnh

Cao khoảng 43m, toạ lạc ở phía Tây Nam, TP Huế. Chân đồi tiếp giáp bờ sông Hương, lại nằm trên cung đường có nhiều điểm như làng hương Thuỷ Xuân, lăng vua Tự Đức, lăng Thiệu Trị… nên từ lâu đã trở nên nổi tiếng và điểm dừng chân của nhiều du khách.

Thời điểm thích hợp nhất để đến Vọng Cảnh là vào hoàng hôn, ngắm nhìn sông Hương đỏ lên dưới ánh mặt trời cùng những chiếc thuyền rồng nhẹ trôi, xa xa là núi đồi.

3.6. Đại Nội Huế

Có hơn 100 công trình kiến trúc nổi bật như Ngọ Môn, Điện Thái Hoà, Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, Hưng Miếu, Thế Miếu… Quần thể công trình cổ kính này được bố trí theo nguyên tắc “tả nam hữu nữ”, “tả văn hữu võ”, tính từ trong ra, Ngay cả các miếu thờ cũng có sự sắp xếp theo thứ tự “tả chiêu hữu mực” (trái trước, phải sau, lần lượt theo theo thứ tự thời gian).

Vì khuôn viên Đại Nội rất rộng cũng như tời tiết nắng nóng bạn nên đi từ sớm nhay khi Đại Nội mở cửa và mang theo mũ để tránh nóng. Bạn cần ít nhất 3 tiếng để tham quan khu di tích.

3.7. Nhà thờ Phủ Cam

Nằm ở số 1 đường Đoàn Hữu Trung, công trình kiến trúc độc đáo là điểm “sống ảo” đẹp như trời Âu. Trải qua thăng trầm lịch sử, nhà thờ Phủ Cam được cho là đep nhất xứ Huế đã có trên dưới 10 lần xây dựng lại kể từ năm 1682.

Cẩm nang du lịch Huế tự túc bạn cần biết

Nhà thờ nằm trên đồi Phước Quả, chánh tòa và hai tháp chuông vươn lên trời cao rất bề thế, uy nghiêm. Bên trong nhà thờ là thánh đường rộng rãi, thoáng đãng có thể chứa tới 3.000 người cùng lúc.

Cẩm nang du lịch Huế tự túc bạn cần biết

3.8 Làng Thuỷ Xuân

Trên đường đến thăm đồi Vọng Cảnh, lăng Tự Đức du khách sẽ đi qua làng hương Thuỷ Xuân, cách trung tâm TP Huế khoảng 7 km. Nơi này gây ấn tượng với du khách bởi những bó chân hương rực rỡ đầy màu sắc.

Cẩm nang du lịch Huế tự túc bạn cần biết

Cẩm nang du lịch Huế tự túc bạn cần biết

Ngoài chụp những bức hình nghệ thuật, du khách có thể trò chuyện cùng những người làm hương, để hiểu hơn về Huế, về nét văn hóa truyền thống này. Khu vực tham quan tập trung ở hai bên đường Huyền Trân Công Chúa.

3.9. Lăng Tẩm

Triều Nguyễn có 13 vua, nhưng do các lý do kinh tế và chính trị nên chỉ có 7 khu lăng tẩm được xây dựng, tất cả đều còn lại đến ngày nay với các kiến trúc riêng. Các lăng tẩm Hiế được xây dựng từ khi vua còn tại vị nên đây không phải là chốn mộ địa u buồn mà có phong cảnh hữu tình với kiến trúc đặc sắc.

Lăng Gia Long (hay Thiên Thọ Lăng) được xây dựng từ năm 1814 đến năm 1820, nằm giữa quần thể núi Thiên Thọ thuộc xã Hương Thọ, huyện Hương Trà,. Đây là nơi yên nghỉ của vua Gia Long (1762 – 1820), vị vua đầu tiên trong số 13 đời vua nhà Nguyễn.

Lăng Khải Định nằm ở triền núi Châu Chữ thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, là nơi an nghỉ của vua Khải Định (1885 – 1925). Lăng Khải Định là công trình có diện tích nhỏ nhất nhưng lại tốn công sức và tiền của nhất trong các lăng tẩm triều Nguyễn. Kiến trúc lăng có sự giao thoa của hai nền văn hoá Đông – Tây, phản ánh sở thích xa hoa của nhà vua lúc sinh thời.

Lăng Tự Đức hay Khiêm Cung nằm trong một thung lũng hẹp ở thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, TP Huế. Lăng có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của hoàng gia triều Nguyễn.

Trong khuôn viên lăng Tự Đức còn có Lăng mộ Kiến Phúc, vị vua thứ 7 của triều Nguyễn. Kiến Phúc là cháu được vua Tự Đức nhận làm con, lên ngôi vua tháng 12/1883 sau vua Dục Đức và Hiệp Hòa.

Lăng Dục Đức (hay An Lăng) tọa lạc ở phường An Cựu, thành phố Huế. Lăng xây dựng vào năm 1889 và là nơi an tang các vua Dục Đức, vua Thành Thái và vua Duy Tân.

Lăng Minh Mạng còn được gọi là Hiếu Lăng, lăng có cổng chính là Đại Hồng Môn, chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua vào trong lăng. Sau đó, việc ra vào phải qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn. Lăng có khung cảnh thơ mộng và hữu tình, xen giữa các công trình kiến trúc cổ đều có hồ nước trong xanh, mùa hè sen nở thơm ngát.

Lăng Đồng Khánh, nằm trong quần thể di tích cố đô Huế, là nơi an táng vua Đồng Khánh. Công trình nằm giữa một vùng quê nay là thôn Thượng Hai, phường Xuân Thủy, TP Huế. Vua Đồng Khánh (1864 – 1889) tại vị từ năm 1885 – 1889, tên húy Nguyễn Phúc Ưng Đường là vị vua thứ 9 của nhà Nguyễn.
Trên đây là những kinh nghiệm Sakos.vn chia sẻ cho bạn khi có dịp ghế thăm Huế mộng mơ. Đừng quên để có chuyến đi trọn vẹn và vui vẻ bạn cần sắm ngay “người bạn đồng hành” trong chuyến đi. Cùng Sakos.vn đồng hành trên mọi chuyến đi cùng bạn và gia đình nhé!