Giáng sinh là ngày lễ không chỉ có ý nghĩa tôn giáo đối với người đạo Thiên chúa mà còn đối với tất cả mọi người trên thế giới. Vậy bạn đã biết ý nghĩa của ngày giáng sinh chưa cùng Sakos.vn tìm hiểu nhé!
1. Nguồn gốc của ngày lễ giáng sinh
Nguồn gốc ngày này bắt đầu từ những người theo đạo Kitô. Theo phần lớn các tín hữu Kitô giáo, Chúa Jesus (Giê-su) được sinh tại Bethlehem thuộc xứ Judea (ngày nay là một thành phố của Palestine), thuộc Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2.
Chuyện kể rằng Chúa Jesus được mẹ Maria, một phụ nữ đồng trinh và là vợ bác thợ mộc Jesus, sinh ra ở Bethlehem xứ Judea trong một chuyến du hành đến thành Bethlehem. Theo đó, Jesus được đặt nằm trong một máng cỏ vì bà Maria và ông Jesus không tìm được chỗ trọ qua đêm khi đang cùng đoàn người du hành.
Về sau Jesus trở thành là nhà thuyết giáo, răn dạy về sự hối cải, tình yêu vô điều kiện, tha thứ tội lỗi và khoan dung và về Thiên đường. Ông còn được mệnh người chữa bệnh bằng phép màu và được người đời tôn thờ. Từ đó ngày Chúa Jesus ra đời được lấy làm ngày Noel để kỷ niệm như một cột mốc quan trọng của người tin theo chúa Jesus.
2. Ý nghĩa của ngày giáng sinh
Ngày giáng sinh do những người theo đạo Kitô giáo tổ chức, nhằm kỷ niệm ngày sinh ra của người lãnh đạo tôn giáo mình, người mà họ cho là Thiên Chúa xuống thế làm người.
Theo thời gian, ngoài ý nghĩa theo đạo Thiên Chúa, giáng sinh còn là một ngày lễ lớn – một dịp đặc biệt để các gia đình tụ họp quây quần, cùng nhau ăn bữa cơm thân mật để gắn kết tình cảm. Trẻ em cũng đặc biệt thích ngày lễ này, bởi chúng cho rằng đêm Giáng sinh là một đêm kì diệu – thời khắc mà mọi điều ước của những đứa trẻ sẽ trở thành sự thật và nhận được rất nhiều quà, bánh, kẹo từ ông già Noel.
3. Ngày giáng sinh là ngày bao nhiêu?
Theo lịch Do Thái thời cổ đại, thời điểm bắt đầu một ngày được tính là lúc hoàng hôn chứ không phải vào nửa đêm. Điều đó giải thích vì sao có nhiều người băn khoăn không hiểu tại sao lễ Noel lại diễn ra 2 ngày.
Noel diễn ra vào ngày 25/12 được gọi là “lễ chính ngày”, còn lễ tối ngày 24/12 gọi là “lễ vọng” và thường thu hút nhiều người tham dự hơn.
4. Biểu tượng của ngày lễ giáng sinh
a. Ông già noel
Ông già Noel, hay còn gọi lại Ông già tuyết, là một nhân tố không thể thiếu trong ngày lễ Noel. Truyền thuyết về Ông già Noel là một hình ảnh được tưởng tượng từ những lễ ngày Đông chí (21/12).
Một ông già mặc bộ đồ màu đỏ viền trắng, thắt lưng da đen, đội chiếc nón đỏ với chòm râu dài trắng, ngồi trên chiếc xe kéo cùng đàn tuần lộc và thường lẻn vào nhà từ ống khói với chiếc bao tải sau lưng chứa đầy quà cho trẻ em.
b. Cây thông
Cây Giáng Sinh thường là cây thông được trang trí bằng nhiều vật dụng đặc trưng trong ngày Giáng Sinh như thiệp chúc, đèn, ngôi sao,… và trưng bày trong hoặc trước nhà theo phong tục của người Kitô giáo.
Việc trang trí cây thông nhằm đem lại hạnh phúc cho mọi người từ người già cho đến trẻ nhỏ khi Giáng sinh đang cận kề, cầu mong về một cuộc sống ấm no và an lành.
c. Vòng lá
Vòng lá mùa Vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh như một báo hiệu cho một mùa đông sắp kết thúc. Nó thường được đặt trên bàn hay treo lên cao, trước cửa trong thời gian 4 tuần mùa Vọng.
d. Hang đá và máng cỏ
Vào mùa Giáng sinh, hang đá nhân tạo thường được dựng lên trong nhà hay ngoài trời. Các hang động được trang hoàng với máng cỏ-vật Chúa được đặt lên khi chào đời, cùng các hình tượng Chúa Giê-su, Mẹ Maria, Thánh Giu-se, các gia súc như bò, lừa.
Đặc biệt người ta thường gắn một ngôi sao trước hang động để biểu trưng cho ngôi sao đã dẫn đường cho các nhà chiêm tinh đến diện kiến Chúa Giáng sinh.