Khám phá những những lễ hội đặc sắc và độc đáo ở miền Tây Nam Bộ được diễn ra hằng năm nhé!
Miền Tây Nam Bộ có nhiều lễ hội ở đặc sắc và đa dạng, thu hút nhiều người đến tham gia hằng năm. Những lễ hội này mang trong mình những ý nghĩa về văn hóa, tập quán vùng miền vô cùng thú vị. Cùng Sakos.vn tìm hiểu
1. Lễ Hội Bà Chúa Xứ Núi Sam
Lễ hội Bà Chúa Xứ (Vía Bà) được diễn ra ở Miếu Bà Chúa Xứ toạ lạc tại chân Núi Sam, thành phố Châu Đốc, An Giang. Hằng năm lễ được tổ chức vào ngày 23/4 – 27/4 âm lịch. Nhưng ngày Vía Bà chính là ngày 25/4 vì đây là ngày phát hiện ra tượng bà. Hằng năm cứ vào mùa lễ, rất đông khách thập phương từ xa đến đây để cúng bái. Với ý nguyện cầu cho một năm ấm no, mọi tai ương đều qua hết. Lễ được bắt đầu từ ngày 23/4 cho đến 0h đêm hôm đó.
Đây là một lễ hội mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc. Và còn là di tích lịch sử và kiến trúc quan trọng của tỉnh và cả khu vực. Năm 2001, lễ hội miền Nam này được Bộ Văn hóa Thông tin và Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia.
2. Lễ Hội Đua Bò Bảy Núi
Lễ hội đua bò Bảy Núi là một lễ hội của đồng bào dân tộc người Khmer. Mang đậm nét bản sắc văn hóa dân gian và là một môn thể thao độc đáo ở vùng Bảy Núi. Được tổ chức vào dịp lễ Sene Dolta của người Khmer, vào ngày 30/8 âm lịch hằng năm ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Người ta sẽ lựa chọn một cặp bò nhanh nhẹn nhất, khỏe mạnh nhất. Và chăm sóc cho chúng được nghỉ ngơi tập luyện, ăn uống theo chế độ. Sau 2 tháng cặp bò này có thể ra trận đua và có cả người điều khiển. Hằng năm, vào dịp lễ hội đua bò, không khí vô cùng náo nhiệt và hấp dẫn. Lễ hội thu hút hàng ngàn du khách ghé thăm và các tỉnh lân cận đã có mặt từ rất sớm.
3. Tết Cổ truyền Chol Chnam Thmay
Còn được gọi là lễ chịu tuổi là lễ tết lớn nhất của người Khmer. Giống như tết Nguyên Đán của người Kinh, Tết Cổ truyền Chol Chnam Thmay diễn ra 3 ngày liên tiếp tính theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer tức là vào đầu tháng Chét của người Khmer.
Chol Chnam Thmay còn là những ngày lễ Tết của Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Sri Lanka. Khi du khách đi đến những khu vực có đông đồng bào Khmer sinh sống như: Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh,… du khách sẽ bắt gặp không khí náo nhiệt của bà con nơi đây chuẩn bị Tết cổ truyền của mình. Mỗi khi đến lễ người dân dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Mọi người đều may cho mình bộ quần áo mới và gói bánh tét, chuẩn bị hoa quả, hương đèn để lễ Phật.
4. Lễ Hội Kathina
Lễ hội Kathina hay còn gọi là lễ dâng bông, dâng y cà sa của người dân Khmer tỉnh Sóc Trăng. Lễ được tổ chức sau 3 tháng an cư kiết hạ. Theo quy định của Phật giáo Nam tông Khmer, các chùa sẽ chọn 1 ngày cụ thể và thông báo cho các Phật tử trong phum sóc biết để chuẩn bị tiến hành làm lễ Kathina. Vì vậy mà mỗi phum sóc ở các tỉnh sẽ khác nhau về ngày tổ chức nhưng theo truyền thống thì thường diễn ra trong 2 ngày.
5. Lễ Sene Dolta
Đây cũng là một lễ hội lớn của người dân tộc Khmer, có ý nghĩa như ngày lễ Vu Lan của người Kinh. Hay còn được gọi là lễ “Xá tội vong nhân”. Đây là dịp lễ cúng ông bà tổ tiên diễn ra trong 3 ngày từ 29/8 đến 1/9 âm lịch hằng năm, họ tổ chức lễ để tưởng nhớ ông bà đã khuất và cầu phước cho người còn sống.
6. Lễ hội cúng trăng Ok Om Bok
Đây là một lễ hội lớn khác của người dân tộc Khmer Nam Bộ. Được biết đến với cái tên khác là lễ Cúng Trăng hay “Đút cốm dẹp”. Lễ được diễn ra vào ngày 14 và 15 tháng 10 âm lịch hàng năm.
Đối với người Khmer, Mặt Trăng được xem như là một vị thần. Vị thần này đã giúp đỡ họ trong việc điều chỉnh thời tiết, bảo vệ ruộng đồng. Và đem lại một mùa màng bội thu, mang đến sự ấm no, sung túc cho người dân sinh sống tại đây. Vì thế sau một vụ mùa, người Khmer sẽ tiến hành lễ Cúng Trăng nhằm thể hiện sự cảm ơn thành kính đối với vị thần Mặt Trăng. Vì đã phù hộ cho họ cũng như cầu mong cho mùa vụ sau mưa thuận gió hòa. Từ đó lễ hội Ok Om Bok đã ra đời, trong ngày lễ này hầu hết mọi nhà đều tham gia. Lễ hội này thường diễn ra tại các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh… những nơi có đông đảo người dân tộc Khmer chủ yếu sinh sống.
7. Lễ hội Nghinh Ông
Lễ hội Nghinh Ông miền Tây phổ biến ở nhiều địa phương có biển như Sông Đốc Cà Mau, Đông Hải Bạc Liêu, Bình Thắng (Bình Đại) Bến Tre, Phú Quốc (Kiên Giang).
Lễ hội dân gian này mang màu sắc tín ngưỡng gắn với cá Ông (cá voi chuyên giúp đỡ, hộ tống tàu bè đưa vào chỗ an toàn mỗi khi có mưa bão) với ý nghĩa là cầu mong sự che chở của thiên nhiên, mong ước những chuyến đi biển bình an, được mùa tôm cá.
Nếu là một tín đồ du lịch, thích khám phá những điều độc đáo thì còn ngại gì mà không xách balo lên và thực hiện ngay một chuyến check-in tại địa điểm đặc biệt trên. Đừng quên ghé ngay các cửa hàng Sakos.vn để lựa chọn người bạn đồng hành cho chuyến đi nhé!