Khám phá những món ăn đặc sản Tiền Giang mang đậm dấu ấn con người và văn hóa. Tiền Giang là một tỉnh miền tây sông nước luôn có những điều thú vị mà ít ai biết hết được. Vậy hãy cùng Sakos tìm hiểu ngay nhé.
1. Mắm tôm chà
Người dân nơi đây thường ăn mắm tôm cùng với bún, bánh tráng và thịt luộc. Bún có sợi trắng mỏng được gói trong bánh tráng, thêm thịt heo là thịt nách, có lớp thịt mềm, mỡ mỏng, luộc vừa chín tới và được thái mỏng ăn cùng với chuối, khế, dưa chuột cùng vài loại rau sống khác chấm với mắm tôm chà Gò Công thì quả là tuyệt.
Khi xưa, đây là một món thường được dâng lên vua chúa. Món mắm tôm chà này là đặc sản ở Gò Công (Tiền Giang).
2. Hủ tiếu Mỹ Tho
Điểm khác biệt đầu tiên của hủ tiếu Mỹ tho chính là sợi hủ tiếu. Sợi hủ tiếu được dùng là cọng nhỏ, màu trắng, khô và dai, sau khi trụng nước sôi sợi hủ tiếu sẽ trong và dai hơn. Đặc biệt người ta cho rằng sợi hủ tiếu được làm bằng gạo đặc sản Gò Cát mới tạo được vị ngon nhất.
Yếu tố thứ hai cũng là quan trọng nhất để chính là hương vị của nước lèo được nấu theo công thức “bí truyền”. Vị ngọt của nước lèo được nấu từ xương heo và củ cải, một chút vị mặn từ tôm khô, mực. Và đặc biệt hương thơm tỏa ra có một không hai được ví như “hàm hương” vẫn là một bí quyết của người nấu.
3. Bún gỏi già Mỹ Tho
Đây cũng là một món ăn dân dã của Tiền Giang và nó có vị khá giống với bún mắm. Bún gỏi già được nấu chung với me để nước lèo có vị chua thanh, ăn chung với tép bạc, tép lột hay tôm sú. Ngoài ra bát bún đầy đủ còn có cả sườn, thịt ba chỉ thái nhỏ.
Bún gỏi già được ăn cùng với rau muống, rau chuối bào và rau hẹ, những loại rau rất dễ kiếm ở Tiền Giang.
4. Mắm còng Gò Công
Nếu các tỉnh miền Tây khác nổi tiếng với mắm cá thì người dân Tiền Giang đã sáng tạo ra món mắm còng Gò Công. Còng là động vật khi ăn có vị giống ba khía nhưng nhỏ hơn và thường sinh sống ở các thửa ruộng ngập nước hoặc dọc các kênh rạch.
Được xem là một món ăn đặc sản Tiền Giang vì mắm còng khi ăn chỉ cần thêm một chút gia vị như chanh, ớt, đường, ăn kèm một ít rau sống, khế chua và chuối sống cắt lát cùng với cơm nóng thì ngon khỏi phải bàn luôn. Bạn cũng có thể mua mắm còng về làm quà nữa đó.
5. Cháo cá lóc rau đắng
Cháo cá lóc rau đắng có một điều đặc biệt là rau đắng vốn dĩ khi ăn rất đắng nhưng khi ăn cùng với cháo cá lóc thì lại ngon ngọt lạ thường. Điều này đã được người dân địa phương phát hiện và phát triển thành một món ănđặc sản Tiền Giang thơm ngon độc đáo.
Cá lóc được chọn nấu cháo thường là cá lóc đồng, tuy bé nhưng thịt chắc và thơm ngọt. Cá được luộc để lấy nước ngọt nấu cháo, sau đó đầu bếp sẽ cho thêm vào hành phi, ngò rí, và có thể nấu với đậu xanh để tăng độ béo cho nồi cháo cá thơm ngon bổ dưỡng.
Khi ăn cháo cá rau đắng, bạn chỉ cần để rau đắng vào và cháo nóng sẽ làm rau chín đến độ vừa phải, rau vẫn giữ được vị giòn, xanh tươi cùng vị ngọt của cá thì ngon hết sẩy.
6. Sầu riêng Ngũ Hiệp
Là một trong những tỉnh miền Tây may mắn có điều kiện để trồng cây ăn quả, Ngũ Hiệp ở Tiền Giang đã trồng được loại sầu riêng thơm ngon đặc biệt hơn những vùng khác. Vừa tới đầu làng đã ngửi được mùi thơm thoang thoảng, vì thế nên sầu riêng tại đây được xem là một loại trái cây đặc sản Tiền Giang nổi tiếng cả nước.
Với ai là tín đồ của sầu riêng thì đến đây sẽ không muốn về luôn. Sầu riêng ở Ngũ Hiệp – Tiền Giang có múi to tròn, căng mọng, vàng ươm và hương thơm nức mũi, vị vừa ngọt bùi vừa béo tuyệt vời.
7. Vú sữa Lò Rèn
Nhắc đến vú sữa Lò Rèn thì mặc định mọi người sẽ nghĩ ngay đến Tiền Giang vì đây là một loại trái cây nổi tiếng được xem là nữ hoàng trong số những đặc sản Tiền Giang. Vú sữa lò rèn đã làm nên thương hiệu riêng cho vùng đất Vĩnh Kim mà ai ai cũng biết đến.
Vú sữa Lò Rèn đặc biệt có quả rất to, tròn và căng bóng. Thịt bên trong rất dày, mềm, thơm dịu và có vị ngọt thanh mát vừa miệng. Không chỉ nổi tiếng trong nước mà vú sữa Lò Rèn còn được xuất khẩu đến những nước khác.
8. Bánh vá (Bánh giá)
Khi đã ghé ngang Gò Công và vào chợ Giồng, bạn không nên bỏ qua món bánh vá được mệnh danh là đặc sản nơi đây. Bánh được làm từ các nguyên liệu dân dã như tôm đất, giá sống, gan heo, nấm mèo,…và được chiên thật khéo léo để bánh không bị vỡ, tôm vẫn nổi trên mặt bánh.
Bánh khi chiên xong có màu vàng ươm, giòn rụm, được ăn kèm cùng với rau sống, bún. Món đặc sản này còn được người dân xứ Gò Công sử dụng trong những dịp trang trọng như tân gia, cưới hỏi hay giỗ chạp.
9. Chả nướng Chợ Gạo
Đây là món ăn bạn không thể nào tìm được một hương vị truyền thống giống hệt ngoài chợ Gạo, đây là một trong những món ăn hay xuất hiện trong các dịp lễ tết hay giỗ chạp của người Tiền Giang.
Với những nguyên liệu dân dã như thịt nạc, trứng và sau khi trộn các nguyên liệu lại với nhau, hỗn hợp này được cho vào nồi gang được lót lá chuối rồi bắc lên bếp than, nấu đến khi chả khô mặt, hết dính. Khi ăn sẽ ăn kèm cùng với bánh tráng, rau thơm và nước mắm chua ngọt. Món ăn có vị béo của trứng vịt, vị dai mềm của thịt và mùi thơm của lá chuối.
Tuy cách làm khá công phu nhưng chả nướng chợ Gạo thật sự đã ghi được dấu ấn không những với người dân địa phương mà còn với du khách khi ghé thăm.
Vậy thì bạn còn chần chờ gì mà không sắp xếp hành lý để bắt đầu hành trình đến Tiền Giang? Nhớ ghé thăm Sakos để tìm kiếm bạn đồng hành chất lượng cho chuyến đi thú vị này nhé!