Khám phá những những lễ hội đặc sắc, nổi tiếng và được mong chờ nhiều nhất ở miền Bắc diễn ra hằng năm nhé!
Phần lớn những lễ hội đặc sắc ở miền Bắc nước ta thường được tổ chức vào dịp đầu xuân năm mới, tập trung chủ yếu trong tháng Giêng. Bên cạnh Lễ hội chùa Hương, Hội Gióng, Lễ hội Yên tử,… thì miền Bắc nước ta còn nhiều lễ hội đặc sắc khác. Mỗi lễ hội mang theo những bản sắc, nét đẹp truyền thống và mang dấu ấn riêng của từng địa phương, vùng miền. Cùng Sakos.vn tìm hiểu về những lễ hội đặc sắc diễn ra ở miền Bắc nước ta nhé!
6. Hội Xoan – Phú Thọ
Hội Xoan được tổ chức từ ngày mùng 7 đến hết mùng 7 tết Nguyên Đán ở làng Hương Nha, huyện Tam Thanh, Phú Thọ. Lễ hội tưởng nhớ Xuân Nương, một nữ tướng tài giỏi của Hai Bà Trưng.
Theo truyền thuyết kể lại rằng: Nghệ thuật hát xoan ở Phú Thọ có từ lâu đời, khoảng 2000 năm trước Công Nguyên. Người ta tổ chức hát xoan không chỉ để vui chơi, giải trí mà còn để cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, được mùa bội thu.
Khởi đầu lễ hội là tiệc cầu Xuân dâng Thành hoàng, theo truyền thống dọn cỗ chay, có củ mài và mật ong. Tục truyền việc mổ trâu “nồi da xáo thịt” diễn lại tích năm tướng của vua Hùng thờ thần sông mà thoát nạn, khi lên bờ tìm trâu mổ thịt, lấy da làm nồi nấu để tế thần sông. Mùng 10 tháng Giêng diễn trò trình nghề ở bãi sông trước đình làng. Các vai diễn cày, bừa, gieo mạ, tát nước, bán con ngài tằm, bán bông vô cùng hấp dẫn.
7. Lễ hội Lim – Bắc Ninh
Hội Lim là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh và là kết tinh văn hóa truyền thống của đất Kinh Bắc được tổ chức thường niên vào hai ngày: 12 và 13 tháng Giêng hằng năm. Lễ hội nhằm tôn vinh tài sản văn hóa phi vật thể của xứ Bắc với những làn điệu quan họ ngọt ngào.
Lễ hội diễn ra trên địa bàn huyện Tiên Du, Bắc Ninh, mang đậm nét sinh hoạt văn hóa của dân ca quan họ nổi tiếng. Các làng quan họ xung quanh mang liền anh, liền chị tới hát giao duyên, hát đối đáp, thi hát với nhau ở trên bề, dưới bến.
Du lịch Bắc Ninh vào đúng dịp đầu xuân, bạn sẽ được thưởng thức những điệu hò giao duyên rất tình và độc đáo của những liền anh, liền chị. Ngoài ra, bạn còn được hòa nhập vào không khí nhộn nhịp ở lễ hội thông qua các trò chơi cổ truyền như đấu võ, đu quay, nấu cơm, dệt cửi…
8. Lễ hội Bà chúa Kho – Bắc Ninh
Đây cũng là một lễ hội lớn tại miền Bắc, nhất là đối với giới kinh doanh, làm ăn buôn bán, được khai mạc từ ngày mùng 4 cho đến hết tháng tháng Giêng tại đền Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, Bắc Ninh. Lễ hội có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà như cầu mong một năm tài lộc đầy mình.
Theo truyền thuyết Bà Chúa Kho là người phụ nữ chịu khó, sau khi lấy vua nhà Lý, bà xin vua cho về vùng Vũ Ninh chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang, tổ chức sản xuất ở 72 trang ấp. Bà còn trông nom kho lương thực, bảo quản tốt quân lương trong và sau chiến thắng quân Tống ở sông Như Nguyệt (sông Cầu) năm 1076. Khi Bà qua đời, mộ của bà được đưa về thôn Quả Cảm (xã Hòa Long, TP Bắc Ninh) nơi bà sinh ra. Từ lâu phong tục đầu năm xin lộc và cuối năm trả lễ Bà Chúa Kho đã trở thành thói quen thường niên không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt.
9. Lễ hội chùa Keo – Thái Bình
Lễ hội được tổ chức tại chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, tỉnh Thái Bình, diễn ra vào ngày mùng 4 tháng Giêng Âm Lịch hàng năm, nhằm ghi nhớ công ơn thiền sư Không Lộ – người có công cứu chữa cho vua Lý Thánh Tông, sau được truy phong danh hiệu Quốc sư.
Chùa Keo là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam. Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo. Mỗi khi đến ngày hội, nhân dân trong vùng và khách thập phương lại nườm nượp kéo về du xuân, dự lễ cầu may. Bên cạnh đó, những người đi hội còn tham gia những trò chơi dân gian gắn liền với nếp sống sinh hoạt của cư dân rất sôi động và náo nhiệt.
10. Hội hoa Vị Khê – Nam Định
Lễ hội diễn ra từ ngày 20 đến 30 tháng Giêng tại thôn Vị Khê, xã Điền Xá, Nam Trực, Nam Định. Theo truyền thuyết kể lại làng được hình thành từ thế kỉ thứ 3, với tên gọi Nguyễn Gia Trang. Người có công đưa nghề cây thế về làng, hiện được thờ làm Thành hoàng là cụ Ngô Gia Tự.
Lễ hội hoa cây cảnh Vị Khê là một không gian mở, phần lễ gồm các nghi lễ: Tế Nam Quan, Tế Nữ Quan, rước hoa cây cảnh về đình làng dâng hương Ông Tổ làng nghề. Phần hội gồm các hoạt động như: trưng bày những loại hoa quý, những cây cảnh, cây thế độc đáo, biểu diễn văn nghệ và các trò chơi dân gian… Lễ hội đặc biệt hấp dẫn và sôi động với các cuộc thi tay nghề, tạo thế cây cảnh, trưng bày cây cảnh.
Nếu là một tín đồ du lịch, thích khám phá những điều độc đáo thì còn ngại gì mà không xách balo lên và thực hiện ngay một chuyến check-in tại địa điểm đặc biệt trên. Đừng quên ghé ngay các cửa hàng Sakos.vn để lựa chọn người bạn đồng hành cho chuyến đi nhé!