Đăng bởi

Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn: Ăn gì, chơi ở đâu?

Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn: Ăn gì, chơi ở đâu?

Vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính của Phượng Hoàng cổ trấn khiến bao du khách mê mẩn.

1. Phượng Hoàng cổ trấn ở đâu?

Phượng Hoàng cổ trấn nằm ở phía tây tỉnh Hồ Nam, bên cạnh sông Đà Giang. Nơi đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc, với bề dày lịch sử hơn 1.300 năm tuổi. Tên của trấn, Phượng Hoàng, được đặt theo loài chim cùng tên. Trong thần thoại Trung Quốc, loài chim này mang tới điềm lành và tuổi thọ, chúng có khả năng tái sinh sau khi bị lửa thiêu rụi. Tương truyền, một đôi phượng hoàng từng bay qua cổ trấn này, vì cảnh vật quá đẹp nên chúng lưu luyến mãi mới chịu rời đi. Phượng Hoàng cổ trấn thu hút du khách bởi vẻ đẹp huyền bí của những dãy nhà cổ. Mỗi mùa, cổ trấn 1.300 tuổi này đều mang một vẻ đẹp riêng.

Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn: Ăn gì, chơi ở đâu?

2. Những địa điểm tham quan ở Phượng Hoàng cổ trấn

2.1. Vườn Quốc Gia Trương Gia Giới

Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn: Ăn gì, chơi ở đâu?

Vườn quốc gia Trương Gia Giới là phiên bản đời thực của những bức tranh thủy mặc Trung Quốc. Khu bảo tồn thiên nhiên này sở hữu hơn 3.000 cột và vách đá với độ cao trung bình là 800m, thoắt ẩn thoắt hiện trong màn sương dày. Với địa hình độc đáo gồm 40 hang động, hẻm núi và rừng nguyên sinh, Vườn Quốc Gia Trương Gia Giới là nơi trú ngụ của nhiều loài động thực vật thuộc khí hậu ôn đới. Thung lũng sâu ở đây cũng góp phần tạo nên một khung cảnh “thoát tục”.

2.2. Thiên Môn Sơn

Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn: Ăn gì, chơi ở đâu?

Vượt qua quãng đường lên núi dài 11km cùng những khúc cua “thót tim”, mọi sự mệt nhọc sẽ tan biến khi tận mắt chiêm ngưỡng cảnh sắc tuyệt mỹ tại đỉnh núi cao 1.100m so với mực nước biển. Đỉnh Thiên Môn Sơn được bình chọn là một trong những cung đường nguy hiểm nhất thế giới. Khi đến chân núi, bạn cần leo 999 bậc thang bằng đá thì mới có thể chính thức bước vào “cổng trời”. Du khách còn có thể đến đền Thiên Môn Sơn nghìn năm tuổi để thắp nhang, cầu bình an và vãn cảnh đền.

2.3. Bắc Môn Cổ Thành

Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn: Ăn gì, chơi ở đâu?

Bắc Môn Cổ Thành còn được gọi bằng cái tên Việt hóa hơn là Tòa Tháp Phía Bắc, vì nó nằm phía Bắc của Phượng Hoàng Cổ Trấn. Tháp được xây dựng từ thời nhà Minh và là một trong những di sản văn hóa được nhà nước Trung Hoa công nhận. Tòa tháp này gắn liền với những thăng trầm lịch sử, đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân cổ trấn.

2.4. Cầu Hồng Kiều

Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn: Ăn gì, chơi ở đâu?

Cầu Hồng Kiều được xây dựng vào cuối thời Minh đầu thời nhà Thanh, cũng đã hơn 300 năm tuổi. Vật liệu xây dựng cầu chủ yếu bằng gỗ và đá. Tổng thể của cầu Hồng Kiều là hai cây cầu đá xếp chồng lên nhau, tạo nên nét hiệu ứng thị giác đặc sắc mà không nơi nào có được. Tầng 1 dùng để đi lại, lưu thông giữa hai bên bờ; tầng 2 được dùng để làm chỗ ngắm cảnh và thờ tự. Đây là địa điểm “check in” nổi tiếng được nhiều du khách yêu thích khi đến du lịch Phượng Hoàng cổ trấn.

2.5. Những con đường quanh co trầm lặng

Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn: Ăn gì, chơi ở đâu?

Một trong những điểm thu hút của Phượng Hoàng cổ trấn là những con đường nhỏ lát đá dẫn vòng quanh thị trấn với những dãy nhà cổ được xây bằng đá và gỗ trên các trụ cao nằm dọc bờ sông. Từng con hẻm nhỏ, từng lối đi quanh co ở cổ trấn đều mang một vẻ cổ kính đặc trưng với thiết kế độc đáo đưa bạn đi đến nhiều khám phá bất ngờ về kiến trúc ở đây. Khung cảnh nơi đây trở nên thanh bình và cổ kính hơn khi sương mù dày đặc vào sáng sớm hay sau những cơn mưa. Bên cạnh đó, bạn cũng được hòa mình vào nhịp sống của người dân tại cổ trấn này.

2.6. Dòng Đà Giang soi bóng cổ thi

Dòng Đà Giang soi bóng cổ thi

Đà Giang (một chi lưu của con sông lớn Trường Giang) cũng đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân địa phương trong nhiều thập kỷ. Đà Giang trải dài 96,9km, dòng sông là huyết mạch của cổ trấn. Phụ nữ trong cổ trấn hàng ngày vẫn tới đây giặt quần áo, đàn ông câu cá, giăng lưới… Người dân cũng thường kiếm thêm thu nhập bằng cách chèo thuyền gỗ đưa du khách đi tham quan.

3. Ăn gì ở Phượng Hoàng cổ trấn?

3.1. Vịt hầm tiết, gạo nếp

Vịt hầm tiết, gạo nếp

Vịt hầm tiết, gạo nếp là một món đặc sản của Phượng Hoàng cổ trấn. Món ăn này đòi hỏi sự tỉ mỉ của người nấu từ khâu chuẩn bị đến khâu chế biến. Gạo nếp được ngâm xong vớt để ráo, trộn đều cùng tiết sống. Sau khi trộn với gạo và tiết thì người nấu sẽ đem đi hấp rồi cắt thành từng miếng đều nhau và đem chiên. Thịt vịt được nêm nếm với các gia vị đặc trưng rồi đem hầm. Khi thịt vịt hầm nhừ thì gạo nếp chiên nhồi vào và hầm tiếp. Khi nấu xong, thịt vịt sẽ mềm, dai thơm cùng gạo nếp chiên giòn mang đến hương vị khó quên.

3.2. Đậu phụ thối

Đậu phụ thối

Đậu phụ thối không còn là món ăn xa lạ khi du lịch Trung Quốc. Tuy nhiên, đậu phụ thối màu đen chỉ có thể tìm thấy ở Hồ Nam. Người ta ủ đậu trong vòng nửa tháng để đậu lên men đủ độ. Món đậu phụ thối được làm từ đậu phụ chiên giòn bằng dầu cây trà, kết hợp cùng dầu mè, sốt đậu tương và sốt tương ớt.

3.3. Lẩu cá cay

Lẩu cá cay

Lẩu cá cay là một trong những món ăn đặc sản ở Phượng Hoàng cổ trấn mà bạn nhất định phải thử nếu đến nơi đây. Nồi lẩu cay nóng, vị cá thơm hấp dẫn ăn kèm với cơm trắng mang đến vị ngon vô cùng kích thích. Nếu đến đây vào mùa Đông lạnh, ngồi bên sông Đà Giang, thưởng thức nồi lẩu cá cay thực sự là một trải nghiệm khó quên.

3.4. Bánh tép

Bánh tép

Bánh tép là đặc sản được du khách săn lùng nhiều nhất khi đến Phượng Hoàng Cổ Trấn. Được chế biến từ những mẻ tép nhảy tươi rói bắt trên sông Đà Giang trộn cùng bột, trứng và rắc thêm hành tươi nên mson ăn cực vừa thơm, giòn lại có vịt ngọt rất đặc trưng.

3.5. Kẹo gừng

Kẹo gừng

Kẹo gừng là món ăn vặt thường thấy ở Phượng Hoàng Cổ Trấn, bạn có thể thưởng thức những chiếc kẹo cay cay, nồng nồng ngay tại chỗ và xem tận mắt quá trình người ta làm kẹo. Nguyên liệu để làm ra món kẹo này cũng rất đơn giản gồm có đường trắng, gừng, đường nâu và vừng. Tất cả các công đoạn đều làm thủ công. Món kẹo không chỉ là đặc sản của vùng này mà còn mang đến vị ngọt thanh, thơm thơm giúp bạn ấm bụng hơn trong những ngày lạnh tại đây.

3.6. Đồ nướng

Đồ nướng

Đồ nướng tại đây được ướp đậm đà và đa dạng các loại như xiên cua nướng, kẹo hồ lô, xiên cá viên… ngập tràn và thơm phức. Mỗi món lại phong phú trong các hương vị tẩm ướp riêng. Vừa khám phá thị trấn, vừa nhâm nhi những xiên thịt nướng nóng hổi là một trải nghiệm vô cùng thú vị khi tham quan Phượng Hoàng cổ trấn.

Vậy thì bạn còn chần chờ gì mà không sắp xếp hành lý để bắt đầu hành trình đến Phượng Hoàng cổ trấn? Nhớ ghé thăm Sakos để tìm kiếm bạn đồng hành chất lượng cho chuyến đi thú vị này nhé!