Đăng bởi

Viếng Quan Âm Phật Đài (Mẹ Nam Hải) – Nổi tiếng linh thiêng nhất miền Tây

Viếng Quan Âm Phật Đài (Mẹ Nam Hải) - Nổi tiếng linh thiêng nhất miền Tây

Mẹ Nam Hải, Quán Âm Phật Bà, Quan Âm Nam Hải là một vị Quan Thế Âm Bồ Tát nổi tiếng là rất linh thiêng tại chùa Quan Âm Phật Đài ở Bạc Liêu. Đây là điểm du lịch tâm linh Phật giáo đặc sắc, thu hút rất nhiều du khách đến hành hương và chiêm bái.

Phật Bà Nam Hải – Quan Âm Phật Đài tọa lạc tại khóm Bờ Tây, phường Nhà Mát, cách thành phố Bạc Liêu 8 km (hướng ra biển Đông) là điểm du lịch tâm linh mang màu sắc văn hóa Phật giáo, không chỉ người dân bản xứ mà du khách các nơi cũng tìm về tham quan, chiêm bái. Đến đây du khách sẽ được nghe kể về sự tích Phật Bồ Tát Quan Âm (người dân quen gọi là Mẹ Nam Hải) và hãy cùng theo chân Sakos hiểu thêm những kiến thức mới cũng như sự linh thiêng của Quan Thế Âm.

Viếng Quan Âm Phật Đài (Mẹ Nam Hải) - Nổi tiếng linh thiêng nhất miền Tây

1. Sự tích Phật Quan Âm Mẹ Nam Hải

Theo huyền sử Trung Quốc, Diệu Thiện là con gái thứ 3 của vua Diệu Trang tại 1 tiểu vương quốc gần Ấn Độ. Diệu Thiện một lòng quy y hướng Phật, tu tại chùa. Nhà vua thì không chấp thuận điều đó và nhiều lần cản ngăn và trừng phạt nàng. Nhà vua còn bí mật cho các sư ni hành hạ cho Diệu Thiện nản lòng mà quay về nhưng nàng vẫn cam chịu được mọi khó nhọc, một lòng quyết chí tu hành. Nhà vua nổi giận sai đốt chùa, bắt công chúa về triều rồi xử trảm. Ngọc Hoàng Thượng Đế sai Thần hoàng bổn cảnh hóa thân cọp cõng nàng chạy để bảo vệ nàng.

Viếng Quan Âm Phật Đài (Mẹ Nam Hải) - Nổi tiếng linh thiêng nhất miền Tây

Trong lúc hồn lìa khỏi xác, nàng được Diêm vương đưa đi thăm các cửa ngục hành hình tội nhân. Do uy lực cực mạnh của Diệu Thiện mà các vong hồn được siêu thoát. Chính vì vậy, Diêm Vương được lệnh cho hồn Diệu Thiện trở lại dương thế. Diệu Thiện tỉnh dậy và được đức Phật khuyên hãy đến núi Phổ Đà ở cù lao Hương đảo Nam Hải để tu luyện. Sau 9 năm tu hành, Ngài đắc đạo và có được hồng danh là Quan Âm Nam Hải.

2. Chùa Mẹ Nam Hải Bạc Liêu xây dựng năm nào 

 

Thuở ban đầu, chùa chỉ là một căn nhà lá đơn sơ ven biển để thờ phụng Quán Thế Âm Bồ Tát. Tương truyền rằng ngôi chùa này được xây dựng nên để cầu bình an cho những người đi biển, đi đánh bắt cá an toàn. Năm 1973, ngôi chùa đã được xây dựng khang trang hơn bởi Hòa thượng Thích Trí Đức vi nhận ra sự linh thiêng ở ngôi chùa này và cho xây dựng tượng Phật Bà Nam Hải. Năm 2004, chính quyền địa phương cấp phép cho việc mở rộng chùa lớn hơn và khang trang hơn. Du khách thập phương đến đây rất nhiều và quyên góp tiền để tu bổ lại chùa. Đến năm 2005, các hạng mục công trình được lần lượt thi công, gồm: Cổng Tam quan, điện Thiên Thủ Thiên Nhãn, điện Địa Tạng và một số công trình phụ.

Viếng Quan Âm Phật Đài (Mẹ Nam Hải) - Nổi tiếng linh thiêng nhất miền Tây

Quan Âm Phật Đài có không gian rộng rãi, thoáng mát với gió biển thổi vào. Bước qua cổng Tam quan là cổng trời, tiếp đó là bức bình phong Hàng Long – Phục Hổ rất uy nghi. Liền kề bức bình phong là đại điện rộng lớn với cột phướn cao lên đến 49 mét. Từ đây du khách bắt gặp tượng Quan Âm Bồ Tát ngự trên tòa sen, hai bên là điện Thiên Phủ và điện Địa Tạng. Phía trước sân lễ là bức bình phong Phục Hổ và 32 pho tượng Bồ Tát hóa thân. Tất cả đều hòa hợp tạo nên một không gian văn hóa tâm linh uy nghi, trang nghiêm.

Điện Quán Âm là dãy nhà rộng lớn nằm phía bên trái tượng Phật Bà nhìn từ trong ra cổng. Điện Quán Âm được xây dựng theo lối kiến trúc theo kiểu chùa cổ của Việt Nam. Bên phải tượng Phật Bà Nam Hải cũng theo hướng nhìn từ trong ra cổng là Điện Địa Tạng.

Viếng Quan Âm Phật Đài (Mẹ Nam Hải) - Nổi tiếng linh thiêng nhất miền Tây

Nổi bật ở đây là núi Quán Âm được xây dựng phía trước tượng Phật Bà; nơi hướng ra biển. Núi Quán Âm là công trình kiến trúc đậm nét Phật Giáo. Trong lòng núi là đại điện, tái hiện lịch sử Đức Phật thuyết kinh Pháp hoa tại núi Kỳ -xà-quật (Ấn Độ); phẩm Phổ môn, Bồ-tát Quán Thế Âm xuất hiện với Tổng-đà-la-ni là 84 vị Bồ-tát, mỗi vị có công hạnh khác nhau nhưng tất cả đều lắng nghe tiếng kêu của chúng sanh mà cứu khổ…

Viếng Quan Âm Phật Đài (Mẹ Nam Hải) - Nổi tiếng linh thiêng nhất miền Tây

3. Tượng Phật mẹ Quan Âm Nam Hải

Tượng phật mẹ Quan Âm có chiều cao khoảng 11m (chưa tính phần bệ tượng) mặt luôn hướng về hướng Đông. Tượng Mẹ Nam Hải được xây trong 2 năm và hoàn thành vào năm 1975. Lúc mới xây dựng, tượng được đặt sát mé biển; mỗi lúc thủy triều lên, nước biển tràn vào có lúc ngập cả chân đế. Qua nhiều năm, do sự bồi đắp của tự nhiên mà vị trí của tượng đài đã cách biển vài cây số. Tượng Phật mẹ Nam Hải mềm mại, thánh thiện hướng mặt ra biển Đông với sự từ bi để theo dõi và ban phước an lành cho người dân sinh sống bằng nghề đi biển, đánh bắt xa bờ. Đức Quán thế Âm với bạch y, tay cầm nhành dương và bình cam lồ, mắt nhìn xuống dương thế với khuôn mặt nhân ái và tấm lòng nhân ái, từ bi, cứu độ cho nhân gian.

Viếng Quan Âm Phật Đài (Mẹ Nam Hải) - Nổi tiếng linh thiêng nhất miền Tây

4. Lễ hội ở Quan Âm Phật Đài

Hàng năm, Chùa có tổ chức lễ hội Quán Âm Nam Hải chính thức vào ngày 22, 23 và 24 tháng 3 âm lịch. Ngoài ra có những ngày lễ khác như lễ vía Quán Thế Âm Mẹ Nam Hải: 19/2 âm lịch (giáng sanh), 19/6 âm lịch (thành đạo), 19/9 âm lịch (xuất gia), lễ Rằm tháng Giêng, lễ Vu Lan,… Có rất nhiều tín đồ và người dân thập phương đến đây để cúng bái, tham quan. Đây là một trong những lễ hội Phật giáo lớn nhất của tỉnh Bạc Liêu; và với những giá trị văn hóa độc đáo, sức hấp dẫn từ các hoạt động văn hóa tâm linh, lễ hội được xem là một trong những điểm nhấn quan trọng của du lịch Bạc Liêu.

Viếng Quan Âm Phật Đài (Mẹ Nam Hải) - Nổi tiếng linh thiêng nhất miền Tây

Lễ hội Quán Âm Nam Hải là một lễ hội mang bản sắc tôn giáo dân tộc đậm nét, nhưng cũng chứa đựng nhiều màu sắc văn hóa địa phương Nam bộ, được đúc kết tồn tại và phát triển lâu đời trên vùng đất này là một lễ hội văn hóa  tín ngưỡng và văn hóa dân gian đáp ứng nhu cầu văn hóa xã hội, đời sống tinh thần của người dân.

Mong rằng nội dung trên từ Sakos đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn. Hình ảnh Mẹ Quan Âm Nam Hải đã có tác động sâu sắc đến tâm linh và phong tục tập quán người Việt, đặc biệt là những người dân miền biển. Để tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của hình tượng trên, cần phải giữ gìn và bảo tồn các di sản văn hóa, cũng như tổ chức các hoạt động liên quan, khuyến khích nghiên cứu về Mẹ Quan Âm Nam Hải nói riêng và Phật Giáo nói chung.