Đăng bởi

6 công trình kiến trúc nổi tiếng nhất Ấn Độ

6 công trình kiến trúc nổi tiếng nhất Ấn Độ

Ấn Độ là một trong những điểm đến hấp dẫn của châu Á, với nhiều di tích lịch sử, kỳ quan địa chất đáng kinh ngạc và nhiều công trình phản ánh di sản văn hóa và quá khứ vàng son.

1. Pháo đài đỏ

Pháo đài đỏ là cung điện dành cho hoàng đế Mughal ở Shahjahanabad, sở dĩ gọi là pháo đài đỏ do công trình được xây dựng bằng những bức tường khổng lồ từ đá sa thạch. Pháo đài có tường vây chung quang cao đến 16m, dài 2,5km, nơi đây đã từng được mệnh danh là thiên đường trên mặt đất ở thế kỉ XVII, bởi sự kết hợp tinh túy từ ba trường phái kiến trúc là Ấn Độ, Hồi giáo Iran và kiến trúc phương Tây.

6 công trình kiến trúc nổi tiếng nhất Ấn Độ

Từ cổng Lahore, dễ thấy phần tường thành bảo vệ Pháo đài đỏ hợp thành từ nhiều phiến đá sa thạch lớn, được gọt đẽo công phu, sắp xếp cẩn trọng tạo nên sự bề thế, vững chắc. Đi sâu vào không gian của Pháo đài đỏ, từng toà kiến trúc mang những công năng riêng dành cho hoàng tộc là những câu chuyện sinh động của Vương triều Shah Jahan trong lịch sử. Dưới triều đại Mughal, mỗi vị vua khi lên ngôi đều có những cung cách thiết triều riêng biệt, thể hiện quyền lực, uy thế và gu thẩm mỹ của nhà vua thông qua kiến trúc, trang trí nơi thiết triều.

2. Taj Mahal

Taj Mahal nằm ở thành phố Agra, cách thủ đô New Delhi khoảng 230 km với 4 giờ di chuyển bằng ôtô. Công trình xây vào thế kỷ 17 được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1983 và mô tả là một “kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới”. Một trong những nét độc đáo của Taj Mahal chính là lối kiến trúc đối xứng trên nền móng hình vuông với 4 cửa vòm, ban công, cửa sổ, tháp… Để xây dựng, nhiều thợ xây, cắt đá, khảm, hoạ sĩ, thư pháp từ khắp Trung Á, Iran… được huy động về đây. Khoảng 20.000 người đã làm việc ngày đêm trong khoảng 20 năm để hoàn tất lăng mộ.

6 công trình kiến trúc nổi tiếng nhất Ấn Độ

Theo tài liệu của UNESCO, vẻ đẹp của Taj Mahal  nằm ở sự kết hợp nhịp nhàng giữa các vật liệu rắn và khoảng trống, lồi và lõm, cùng nguyên liệu cẩm thạch trắng và đá quý màu. Vì thế, màu sắc của đền thờ sẽ thay đổi theo sắc nắng và thời tiết. Ngoài ra, ngôi đền còn nằm ở vị trí “đắc địa” nên cảnh quang nơi đây vô cùng đẹp. Nằm cạnh bên dòng sông Yamuna, ngôi đền càng trở nên huyền ảo và thơ mộng.

3. India Gate

Cổng Ấn Độ nằm bên bờ sông Yamuna, thủ đô Delhi. Cổng Ấn Độ nằm giữa quần thể hình lục giác, cấu trúc này cao 42 m và rộng 9,1 m. Toàn bộ cấu trúc được làm bằng đá sa thạch màu vàng và đỏ được đưa trực tiếp từ Bharatpur. Được khánh thành vào năm 1931, địa danh này còn được gọi là Đài tưởng niệm Chiến tranh Ấn Độ, có khắc tên của khoảng 13.000 quân nhân. Không chỉ nổi bật với vẻ hùng vĩ, đồ sộ, khu vực quanh Cổng Ấn Độ còn thu hút bởi những khu vườn xanh mát tươi tốt, background hoàn hảo cho những bức hình của bạn.

6 công trình kiến trúc nổi tiếng nhất Ấn Độ

Cổng Ấn Độ cũng có một công trình kiến ​​trúc nhỏ gọi là Amar Jawan Jyoti, bao gồm một bệ đá cẩm thạch với một bức tượng nhỏ trên đỉnh. Cenotaph có dòng chữ ‘Amar Jawan’ được viết trên cả bốn mặt bằng chữ vàng và cũng có một khẩu súng trường quay ngược, được đội mũ bảo hiểm của người lính, được cài trên đó. Cấu trúc được bao quanh bởi ngọn lửa đốt cháy vĩnh viễn bằng khí CNG ở cả bốn phía.

4. Pháo đài Mehrangarh

Nằm tại thành phố Jodhpur của Ấn Độ, pháo đài Mehrangarh được xây dựng vào thế kỉ 15, là một trong những pháo đài cổ lớn nhất của thế giới. Sử sách ghi lại rằng Rao Jodha – vị vua thứ 15 của vương triều Rathore đã quyết định xây dựng pháo đài Mehrangarh khi dời đô về Jodhpur. Lối vào pháo đài Mehrangarh vô cùng ấn tượng với tất cả bảy chiếc cổng đồ sộ, được xây dựng bởi công trình sư Maharaja Man Singh. Khi đi qua những chiếc cổng, du khách sẽ bắt gặp một loạt công trình tuyệt mỹ được xây dựng trong lịch sử kéo dài hơn 5 thế kỷ của pháo đài.

6 công trình kiến trúc nổi tiếng nhất Ấn Độ

Các công trình chính trong pháo đài là khu cung điện hoàng gia, tòa án và nhiều ngôi nhà có lối kiến trúc chạm khắc cầu kỳ, trang trí những họa tiết trang trí tinh xảo. Pháo đài cũng là nơi sở hữu một bộ sưu tập cổ vật hoành tráng, trong đó có một trong những bộ sưu tập mỹ thuật quan trọng nhất và được bảo tồn tốt nhất trong thời kỳ Mughal của lịch sử Ấn Độ.

5. Tháp Qutb

Thuộc quần thể di tích Qutb Minar tọa lạc tại thủ đô New Delhi, ngôi tháp cổ Qutb được mệnh danh là chân của thần Vishnu. Vật liệu sử dụng ngôi tháo hoàn toàn bằng gạch và đá cẩm thạch, với chiều cao hơn 70met, ngôi tháp đá trở thành tháp đá cao nhất Ấn Độ. Bước qua cánh cổng vào quần thể Qutb Minar, du khách sẽ choáng ngợp và ngước nhìn tòa tháp trước mặt.

6 công trình kiến trúc nổi tiếng nhất Ấn Độ

Với kiến trúc xây dựng độc đáo, với các đường gân lớn sổ dọc từ chân tháp lên đỉnh. Dáng tháp nhỏ dần khi lên cao với phần chân đường kính khoảng 14,3 met thì vòng tháp trên đỉnh chỉ còn 2,75 met. Tòa tháp được chia làm 5 tầng vứi 3 tầng phía dưới xây dựng bằng sa thạch đỏ, còn 2 tầng trên xây dựng bằng đá hoa trắng. Dưới chân tháp là các bản chạm khắc theo kinh Coran, phía trong tháp rỗng có một cầu thang xoắn ốc dẫn lên chính với 379 bậc thang.

6. Cung điện Mysore

Cung điện Mysore tọa lạc tại thành phố cùng tên ở bang Karnataka, miền nam Ấn Độ. Đây là một trong những tòa nhà Hoàng gia vỹ đại nhất của quốc gia này. Mysore từng là nơi ở của Wodeyars, gia đình Hoàng gia thời xưa của thành phố, cai trị từ năm 1399 tới năm 1950.

6 công trình kiến trúc nổi tiếng nhất Ấn Độ

Công trình được xây dựng bằng đá granit xám với mái vòm sử dụng đá cẩm thạch hồng. Bên trong cung điện là hai phòng họp lễ lớn cùng 18 ngôi chùa. Các khu vực được trang trí sang trọng với kính mày, gương, cửa gỗ trạm khắc, cùng khu vườn rộng xung quanh cung điện. Mysore đặc biệt ngoạn mục vào những ngày cuối tuần khi nó được thắp sáng bởi gần 100.000 ngon đèn, làm nổi bật sự hùng vỹ vào ban đêm.

Vậy thì bạn còn chần chờ gì mà không sắp xếp hành lý để bắt đầu hành trình đến Ấn Độ? Nhớ ghé thăm Sakos để tìm kiếm bạn đồng hành chất lượng cho chuyến đi thú vị này nhé!