Tháp Bà Ponagar ở Nha Trang luôn nổi tiếng với các công trình kiến trúc tuyệt đẹp của thời kỳ Hindu giáo gắn liền với địa điểm du lịch nổi tiếng tại Vương quốc Chăm Pa xinh đẹp. Hãy cùng Sakos tìm hiểu địa điểm du lịch hấp dẫn này nhé!
1. Tháp PoNagar ở đâu?
Tháp bà Ponagar hay còn được gọi với cái tên khác là khu di tích lịch sử Tháp bà Nha Trang, tọa lạc trên con đường 2 tháng 4 Vĩnh Phước, Nha Trang, Khánh Hòa. Địa điểm du lịch Nha Trang này cách trung tâm thành phố biển khoảng 2km về hướng Bắc. Bên cạnh giá trị về lịch sử – văn hóa, khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cũng mang lại cho khách du lịch một trải nghiệm thú vị khi có dịp đến thăm địa điểm này.
2. Lịch sử hình thành Tháp Ponagar như thế nào?
Tháp bà Ponagar được xây dựng bắt đầu từ khoảng hơn 10 thế kỷ trước. Đây là công trình nổi bật cho kiến trúc Chăm Pa cổ xưa, gắn liền với truyền thuyết về nữ thần Po Nagar Dara. Tháp Bà Ponagar Nha Trang còn có tên gọi khác là Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar còn trong tiếng Chăm Ponagar có nghĩa là “mẹ xứ sở”.
Điều này thể hiện sự tôn kính và biết ơn của người dân đối với vị nữ thần này. Theo truyền thuyết, Nữ vương Po Ina Nagar hay còn gọi là Yang Po Nagar được tạo nên từ mây trời và bọt biển. Bà là người tạo dựng ra Trái Đất, sản sinh gỗ quý, cây cối, lúa gạo và đã dạy người dân nơi đây biết kéo sợi, dệt vải giúp cho cuộc sống của họ ấm no hơn.
Chính vì thế, Tháp bà Ponagar là công trình mang ý nghĩa tín ngưỡng vô cùng quan trọng với người Chăm khu vực Khánh Hoà, đồng thời cũng là một di tích lịch sử góp phần vào sự phát triển du lịch của thành phố Nha Trang.
3. Địa điểm du lịch nào nổi tiếng ở Tháp Ponagar?
Quần thể kiến trúc của Tháp Ponagar được phân chia thành ba khu vực quan trọng, mỗi khu vực mang đậm đặc những giá trị lịch sử và văn hóa của vương quốc Chăm cổ.
3.1 Khu Vực Tháp Cổng
Nơi đây trưng bày những chiếc cổng chào hoành tráng, mặc dù thời gian đã làm tổn hại về kiến trúc ít nhiều nhưng vẻ đẹp vẫn hiện hữu qua những bậc đá, chân cột trụ và bậc thang dẫn lên tầng tiếp theo tạo nên một vẻ đẹp độc đáo thu hút, ma mị mà không nơi nào có được.
3.2 Khu Tiền Đình (Mandapa)
Đây là nơi người Chăm chuẩn bị lễ vật trước khi dâng lên, với tổng thể kiến trúc đều được xây dựng bằng gạch nung với 4 hàng cột lớn, bao gồm 12 cột nhỏ bên ngoài hình bát giác và 10 cột lớn ở phía trong với các lỗ mộng. Phía đông Mandapa có 2 cột nhỏ, nằm ở 2 bậc lên xuống của Tiền Đình và được hướng thẳng ra cổng chính.
Theo những dấu tích xưa còn sót lại, kiến trúc đồ sộ của người Chăm Pa xưa tạo nên một trục thẳng thần đạo, hướng tâm đến tháp chính nơi thờ mẹ Thiên Y A Na. Khu vực này thu hút nhiều du khách thỏa sức đến chụp ảnh bên cạnh những những cột đá to vững chãi.
3.3 Khu Đền Tháp
Khu đền tháp có tổng cộng là 6 tháp nhưng hiện tại chỉ còn 4 tháp và các tháp hầu hết đều được xây dựng theo dáng bình đồ hình vuông, phía trên thiết kế theo hình chóp nón. Bố cục của đền tháp được sắp xếp gồm Tháp Trung Tâm, Tháp Đông Nam, và Tháp Nam – ba ngôi tháp này sắp xếp thẳng hàng với nhau. Thêm vào đó là Tháp Tây Bắc, tuy nằm chệch khỏi hàng nhưng vẫn đồng hành với sự huyền bí của khu vực.
Ngoài ra các tháp điều tôn thờ tháp những nhân vật khác nhau như: Đông Bắc – tháp cao nhất thờ tượng Nữ Thần Ponagar. Tháp Nam – lớn thứ 2 thờ thần Shiva – chồng Nữ Thần. Tháp cuối cùng là tháp Tây Bắc, tháp cao thứ 3, và là nơi thờ ông bà Tiều – người đã cưu mang và nuôi dưỡng vị Nữ Thần Thiên Y A Na. Khi đến đây du khách còn có cơ hội ngắm nhìn các bia ký cổ Chăm Pa, đem lại giá trị lớn cho nghiên cứu văn hoá và lịch sử của vương quốc Chăm Pa ngày xưa.