Thiên đường ẩm thực miền Tây Nam Bộ luôn là những món ăn đặc sản vừa dân dã, giản dị nhưng vô cùng độc đáo và hấp dẫn.
1. Lẩu mắm miền Tây
Sự kết hợp giữa mùi thơm của mắm và các nguyên liệu đi kèm như: tôm, mực, cá, thịt, bông điên điển, hoa súng, rau kèo nèo, rau đắng và các loại nguyên liệu khác. Đây được xem là món lẩu có thể chiều lòng hầu hết các thực khách, kể cả những thực khách khó và yêu cầu cao trong ẩm thực. Vào những buổi gặp mặt bạn bè hay những mùa se lạnh lẩu mắm sẽ là sự lựa chọn thích hợp cùng quay quần bên nồi lẩu.
2. Vịt nấu chao
Vịt nấu chao cũng là một trong những món ăn đặc sản của ẩm thực miền Tây với các nguyên liệu chính của món này là thịt vịt. Vịt nấu chao thường phải lựa chao ngon thì mới làm nên hương vị thơm ngon của món ăn, kết hợp với khoa môn sẽ làm cho món ăn trở nên bùi hơn, béo hơn và ngon hơn.
Ăn kèm với món vịt nấu chao thì phải ăn kèm với rau như rau cải xanh, nấm rơm, mồng tơi và các loại rau khác đi kèm, món ăn sẽ trở nên ngon và đỡ ngán.
3. Cá lóc nướng trui
Cá được nướng bởi lửa rơm chứ không phải bằng than, cá để nguyên con và không cạo vảy, dùng que tre hoặc thanh trúc lụi từng còn từ đuôi ra lòng cá. Cá được nướng cho đến khi cháy khét nhưng phải trở mặt cá cho đều. Cá sẽ ngon và béo hơn khi được phết thêm một lớp mở hành lên trên bề mặt và rải đậu phộng lên để tăng thêm độ béo cho món ăn. Ăm kèm với món cá lóc nướng chui là những rau sống như các loại rau mùi, dưa leo, khế, quả thơm và sự kết hợp với các loại nước chấm.
4. Bánh cống
Bánh cống là một trong những món ăn được đánh giá cao bởi chất lượng cũng như hương vị. Để tăng thêm độ ngon của món ăn cần phải kết hợp với rau, dưa leo và một trong những điểm đặc biệt không thể thiếu của món ăn này đó chính là nước chấm, nước chấm chua ngọt ăn cùng dưa chua sẽ khiến cho món ăn đậm vị và hấp dẫn hơn.
5. Bánh xèo
Nhắc đến miền Tây thì không thể bỏ qua được món bánh xèo giòn rụm, thơm ngon. Bánh được chiên giòn vàng rụm bên ngoài, bên trong là nhân với sự kết hợp của nhân giá, nhân thịt, nhân củ sắn,… tất cả sẽ tạo nên một vị thơm ngon đi kèm là nước chấm chua ngọt. Món ăn sẽ cuốn hơn nếu ăn cùng với các loại rau rừng như lá xoài non, lá cách, rau mùi,…sẽ khiến cho món ăn thêm ngon.
6. Bánh tét lá cẩm
Nếu có dịp đến miền Tây hãy thử ngây món bánh tét này để cảm nhận được hương vị ngon của loại bánh đặc sản này. Đây là loại bánh có vỏ xanh, phần nếp có màu tím của lá cẩm, bên trong là phần nhân đậu xanh màu vàng và màu đỏ của thịt. Vị ngon của bánh được tạo bởi vị béo của cốt dừa và phần mở bên trong bánh.
7. Bún nước lèo Sóc Trăng
Sở dĩ bún nước lèo Sóc Trăng luôn làm cho thực khách khó quên hương vị đặc trưng của món này chính là mắm bò hóc. Ngoài ra, trong tô bún nước lèo còn có thịt cá lóc được đánh bắt từ môi trường thiên nhiên, vị ngọt của tôm cùng với thịt heo quay kết hợp với các loại rau kèm như rau mùi, giá đậu xanh, rau muống, hoa bắp chuối, rau hẹ. Một tô bún nước lèo nóng hổi sẽ khiến cho bạn phải ngất ngây với độ thơm khó cưỡng mà món ăn này mang lại.
8. Cháo cá lóc rau đắng
Cháo thơm ngon, trắng mịn, thịt cá mềm ngọt, vị thơm của nấm rơm, ăn cùng với rau đắng tạo nên hương vị thơm ngon khó cưỡng. Một trong những điểm đặc biệt mà món ăn này mang lại đó chính là rau đắng nhưng khi ăn với món cháo cá lóc bạn sẽ không bao giờ cảm nhận được vị đắng của rau.