Ấn Độ từ lâu đã được biết đến là một vùng đất sở hữu nền văn hóa và tín ngưỡng đa dạng. Bên cạnh những lễ hội tôn giáo, đất nước này còn có lễ hội ánh sáng nổi tiếng là Diwali và được tổ chức lớn nhất trong năm. Hãy cùng Sakos tìm hiểu lễ hội ấn lượng này nhé!
1. Lễ hội Diwali diễn ra vào thời gian nào?
Để tham gia và trải nghiệm không khí sôi động của lễ hội Diwali, du khách nên lựa chọn thời điểm ghé thăm Ấn Độ vào khoảng tháng 10 hoặc tháng 11. Tùy thuộc vào chu kỳ trăng và tùy theo các tín ngưỡng cụ thể, thời gian tổ chức lễ hội có thể chênh lệch một chút. Vì vậy trước khi đặt vé máy bay việc tìm hiểu kỹ về thời điểm cụ thể của lễ hội trong năm là rất quan trọng vì nó không được cố định.
2. Ý nghĩa của lễ hội Diwali
Khi xem xét ý nghĩa của lễ hội lớn nhất Ấn Độ, mọi người có thể hiểu được rằng nó có sự đa dạng tùy thuộc vào từng địa phương. Tuy nhiên, nói chung mọi hoạt động văn hóa trong lễ hội hướng đến những giá trị tích cực như lòng biết ơn đối với thần linh và các vị vua, hoặc tinh thần chiến thắng của cái thiện trước cái ác đồng thời tượng trưng cho sự sáng tạo và hy vọng cho tương lai. Lễ hội ánh sáng không chỉ mang lại những ý nghĩa tích cực, mà còn là cơ hội để cộng đồng Ấn Độ đổi mới, tận hưởng thời gian quý báu cùng gia đình và người thân. Có thể nói, lễ Diwali được xem là Tết lớn của người Ấn tương đương với Tết Nguyên Đán tại Việt Nam.
3. Các hoạt động đặc sắc có trong lễ hội Diwali
Ngày 1 – Dhanatrayodashi
Ngày đầu tiên của lễ hội Diwali được coi là một khoảng thời gian mang lại may mắn, sự thịnh vượng và sự phát triển cho người dân Ấn Độ. Do đó, họ thường xuyên ghé thăm chợ hoặc các cửa hàng trang sức để mua sắm những chiếc trang sức quý báu. Hành động này không chỉ tạo ra một bắt đầu mới cho năm mới mà còn đóng vai trò quan trọng trong lễ hội ánh sáng của họ.
Ngày 2 – Naraka Chaturdashi
Ngày thứ hai của lễ hội Diwali, được người dân Ấn Độ gọi là “Ngày Narakasura,” kỷ niệm sự tiêu diệt của con quỷ Narakasura. Sự kiện này tượng trưng cho việc loại bỏ cái xấu, đánh bại cái ác, và sự chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối. Thông thường trong ngày này, người dân thường tham gia các hoạt động như: việc tắm sớm và đốt pháo hoa để tạo ra một không khí náo nhiệt. Sau những hoạt động này, họ thường thắp đèn diyas (đèn dầu) cầu nguyện suốt cả ngày. Người dân tin rằng ánh sáng của đèn sẽ xua tan bóng tối, mang lại may mắn và thuận lợi trong tương lai.
Ngày 3 – Lakshmi Puja
Ngày thứ ba của lễ hội Diwali được coi là trọng điểm và quan trọng nhất. Trong khoảng thời gian này, bạn sẽ thấy các gia đình Ấn Độ thực hiện các nghi lễ cúng tặng cho vị thần Lakshmi và thần Ganesha. Theo quan điểm tâm linh của họ, hai vị thần này mang lại những điều tốt lành và mới mẻ. Đây cũng là thời điểm mà lễ hội ánh sáng bắt đầu thực sự nở rộ. Bạn sẽ chứng kiến từ bên trong nhà ra đến các con phố, mọi nơi đều được trang trí bởi ánh sáng từ những chiếc đèn dầu được thắp sáng.
Ngày 4 – Govardhan Puja
Ngày thứ tư trong lễ hội Diwali của người Ấn Độ kỷ niệm sự kiện thần Krishna đánh bại Indra. Trong dịp này, người dân tạo ra những món ăn hấp dẫn và trang trí đẹp mắt, xếp chúng thành những ngọn núi nhỏ, biểu tượng cho chiến thắng của Krishna. Đây cũng là dịp ông chồng thường mua quà tặng cho vợ. Tại các đền thờ Ấn Độ, các vị thần được tắm bằng sữa, diện trang phục đẹp nhất và đeo trang sức. Sau đó người dân dâng lên những mâm đồ ăn thể hiện lòng biết ơn và cầu mong điều may mắn, tốt lành.
Ngày 5 – Bhaduj
Ngày cuối cùng của lễ hội Diwali tại Ấn Độ là khoảng thời gian được dành cho gia đình, nơi mọi thành viên cùng nhau quây quần, thăm hỏi và chia sẻ tình cảm thể hiện sự yêu thương. Trong không khí ấm cúng này, mọi hiềm khích và những điều không vui trong năm cũ được giải tỏa tạo nên không khí tích cực và chuẩn bị tinh thần cho những điều tốt đẹp phía trước.