Lặn biển ở Thái Lan là một hoạt động mà các bạn trẻ ưa mạo hiểm không thể bỏ qua khi đến du lịch tại xứ sở chùa Vàng.
1. Các loại hình lặn biển
Lặn biển ở Thái Lan là một hoạt động bơi lội dưới lòng biển được trang bị mặt nạ và ống thở dưới nước. Lặn biển có 2 loại khác nhau, đó là Snorkeling và Diving. Snorkeling là lặn với ống thở và kính bơi. Với loại hình này bạn sẽ bơi trên mặt nước với ống thở và úp mặt xuống nước để ngắm các rặng san hô bên dưới. Diving là loại hình lặn sâu với bình dưỡng khí. Để tham gia được loại này thì yêu cầu bạn có đôi chút kiến thức về lặn biển.
2. Những địa điểm lặn biển ở Thái Lan
Dưới đây là một số địa điểm lặn biển ở Thái Lan sở hữu làn nước trong vắt, những cụm san hô rực rỡ sắc màu cùng hệ sinh thái biển đa dạng, hấp dẫn. Đảo Koh Phi Phi nổi tiếng với một số hệ thống rạn san hô đa dạng nhất thế giới, mang đến những khung cảnh hùng vĩ và ngoạn mục khi khám phá dưới đáy đại dương. Koh Tao được bao bọc bởi hơn 8 km rạn san hô và là nơi sinh sống của nhiều loại sinh vật biển độc đáo.
Là một trong nhiều vùng nước sâu trên biển Thái Lan, Koh Chang mang đến trải nghiệm lặn khá mạo hiểm nhưng cũng vô cùng đáng nhớ, chỉ phù hợp với những người đã có kinh nghiệm lặn. Đến đây du khách sẽ được lặn để đến gần nhất với thế giới của những sinh vật như san hô, cá đuối, thậm chí là cá mập voi và cá mập báo ở gần khu vực như núi Hin Luk Bat và Hin Rap.
Pattaya – thành phố biển năng động, nhộn nhịp bật nhất Xứ chùa Vàng cũng là một địa điểm lặn biển ở Thái Lan bạn khó lòng bỏ qua. Trong số đó phải kể đến Coral, Pattaya – một hòn huyền bí được bao bọc bởi các rặng san hô rực rỡ đầy màu sắc với hệ sinh thái biển phong phú, có nhiều sinh vật biển quý hiếm. Nơi đây hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị này!
3. Bí quyết để giữ an toàn
Bạn cần chuẩn bị cho mình sức khỏe tốt để sẵn sàng cho trải nghiệm lặn biển tại Thái Lan. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tuyệt đối nghe lời người hướng dẫn. Hãy chú ý thực hiện theo lộ trình, địa điểm và những lưu ý về an toàn khi lặn. Trước khi xuống nước, bạn cũng cần kiểm tra kĩ càng các thiết bị lặn để tránh những sự cố không mong muốn.
Không được nín thở khi lặn là một quy tắc an toàn khi lặn mà bạn bắt buộc phải tuân thủ theo. Bởi nín thở khi lặn sẽ dẫn đến nhiều trường hợp nguy hiểm như: tắc khí động mạch, vỡ thành phổi do áp suất dao động… Khi nổi lên, bạn cần phải đi từ từ với tốc độ không quá 18m/phút và dừng lại 3 phút để tránh trường hợp bị giảm áp, gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, bạn hãy đi lặn cùng nhóm bạn và luôn ở gần nhau để hạn chế những rủi ro xấu có thể xảy ra nhé.