Măng Đen tại KonTum là địa điểm du lịch hấp dẫn bởi vẻ đẹp hiếm có của thiên nhiên và khí hậu vô cùng trong lành và mát mẻ.
1. Vì sao Măng Đen được mệnh danh là “Đà Lạt thu nhỏ”?
Măng Đen là một thị trấn nhỏ nằm trong huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, đang dần trở thành điểm đến yêu thích của du khách. Với độ cao 1.200m so với mực nước biển, Măng Đen có khí hậu mát mẻ quanh năm, sương mù bao phủ tạo nên cảnh quan huyền ảo, thơ mộng.
Nơi đây được mệnh danh là “Đà Lạt thu nhỏ” nhờ vẻ đẹp tự nhiên, nguyên sơ với rừng thông bạt ngàn, những dòng suối trong vắt và thác nước hùng vĩ. Du khách có thể khám phá các làng dân tộc thiểu số, thưởng thức nét văn hóa đặc sắc và trải nghiệm cuộc sống bình yên giữa thiên nhiên.
Măng Đen không chỉ là điểm đến cho những ai yêu thích sự yên tĩnh, mà còn là cơ hội để hòa mình vào không gian xanh của núi rừng Tây Nguyên.
2. Mùa đẹp nhất tại Măng Đen
Mùa đông khách du lịch nhất của Măng Đen là từ tháng 10 đến tháng 12 hằng năm. Đây là thời điểm Kon Tum se lạnh xen lẫn nắng ấm, tiết trời khô ráo. Tết Dương lịch là dịp hoa mai anh đào nở rộ. Tuy nhiên tùy thời tiết mà hoa có thể nở muộn hơn.
Mỗi thời điểm Măng Đen đều có hoa nở. Nếu đến đây vào tháng 2, bạn sẽ thấy hoa mimosa và hoa ban, tháng 3 hoặc 4 sẽ có phượng tím. Sau thời điểm này còn có hoa sim tím.
3. Di chuyển đến Măng Đen như thế nào?
Du khách từ Hà Nội nên sử dụng đường bay vì khá xa, khoảng 1.100 km. Sân bay gần nhất để đến Măng Đen là Pleiku (Gia Lai), cách khoảng 100 km, thời gian di chuyển bằng ôtô khoảng 2 tiếng.
Du khách từ TP HCM tự lái xe di chuyển theo QL14, khoảng cách 600 km, qua Bình Phước, Đăk Nông, Đăk Lăk, Gia Lai.
Xe khách từ TP HCM, khởi hành từ Bến xe miền Đông có các nhà xe như Long Vân, Minh Quốc, Phong Phú, Phượng Thu… Giá vé từ 250.000 đồng đến 450.000 đồng. Thời gian di chuyển khoảng 10 đến 12 tiếng.
Từ thành phố Kon Tum đến Măng Đen có nhiều phương tiện như taxi, xe buýt hoặc xe tự lái.
Chừng chờ gì nữa mà không “Xách balo lên và đi” khám phá “Đà Lạt thu nhỏ”.
4. Đến Măng Đen ở đâu là hợp lý?
Để có một chuyến đi thật trọn vẹn thì chỗ ở là một yếu tố vô cùng quan trọng. Sau đây là một số kinh nghiệm chọn nơi lưu trú khi bạn đi du lịch Măng Đen nhé!
Tuy thị trấn khá nhỏ nhưng vì đã được khai thác du lịch trong một khoảng thời gian, nên số lượng khách sạn, nhà nghỉ hay homestay ở Măng Đen được coi là tương đối nhiều. Các khách sạn, nhà nghỉ này chủ yếu nằm ở trung tâm thị trấn và quanh những địa điểm du lịch, vui chơi nổi tiếng.
Bên cạnh sự chuyển dịch về hình thức du lịch, nhiều homestay được xây dựng với mục đích nhằm phục vụ nhóm đối tượng là khách du lịch trẻ, thường xuyên đi thành hội nhóm bạn bè, yêu thích tìm tòi, khám phá hoặc phiêu lưu. Sau đây là một số gợi ý về chỗ ở dành cho các bạn đi du lịch bụi ở Măng Đen.
Khám phá bộ sưu tập Túi chống nước Sakos Orcas cho chuyến đi chơi sắp tới của gia đình bạn!
5. Top 06 đặc sản mà bạn nhất định phải thử khi đến Măng Đen
5.1. Gà nướng
Gà nướng Kon Plông là một món ăn đặc sản nổi tiếng tại Việt Nam, thuộc top 50 món ăn đặc sản được Vnexpress.net vinh danh. Món ăn này mang trong mình hương vị độc đáo và đậm đà. Để tạo nên hương vị đặc biệt cho gà nướng Kon Plông, người ta lựa chọn những chú gà ngon, thả đồi hoặc nuôi tại các hộ gia đình trong làng.
Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của món ăn này là việc ướp gà bằng lá tiêu rừng, còn được gọi là lá mắc mật. Lá này mang mùi thơm đặc trưng và tạo nên hương vị đặc biệt cho bụng gà. Gà nướng Kon Plông là một món ăn ngon, kết hợp hài hòa giữa thịt gà tươi ngon, hương vị độc đáo của lá tiêu rừng và kỹ năng nướng tinh tế của đầu bếp.
5.2. Cơm lam
Cơm lam là một món ăn phổ biến được ưa chuộng bởi đồng bào dân tộc Tây Nguyên, nhưng mỗi địa phương lại mang một sắc thái và hương vị riêng. Khi thưởng thức cơm lam vùng Kon Plông, bạn sẽ cảm nhận được hương thơm của gạo nếp kết hợp với mùi rừng trong từng hạt cơm lam.
Cơm lam có cấu trúc chắc, dẻo mà không cứng, khi ăn không gây ngán. Thậm chí, nếu không có món ăn kèm, bạn vẫn có thể cảm nhận rõ mùi đậm đà của gạo và hương thơm của lá nứa non.
Cơm lam nguội dùng dao sắc róc phần vỏ nứa bị cháy sém, cẩn thận không cho dao chạm vào cơm. Róc vỏ xong dùng dao cắt ngang ống cơm chia thành nhiều lát có độ dày tuỳ ý. Các lát cơm được bày ra đĩa, từ đĩa cơm toả ra mùi thơm của nếp, hương thơm của nứa non được nướng qua lửa, ăn vào miệng có vị bùi, vị ngọt, rất hợp với khẩu vị của người Mơ Nâm
5.3. Lẩu cá tầm
Cá Tầm là một món ăn đặc sản hấp dẫn của vùng Măng Đen, mang trong đó hương vị độc đáo và chất Cá Tầm là một món ăn đặc sản hấp dẫn đến từ vùng Măng Đen, với hương vị độc đáo và chất lượng cao. Món ăn này không chỉ thu hút với lượng thịt cá nhiều và ít xương, mà còn nhờ sự phối hợp hài hòa của các gia vị và rau thơm.
Khi chế biến món Lẩu Cá Tầm, cá Tầm được làm sạch và cắt thành các miếng hình chữ nhật. Một phương pháp chế biến phổ biến là kết hợp sả và tỏi băm nhuyễn để tạo ra hương thơm đặc trưng. Khi nước dùng sôi, măng chua cắt sợi được thêm vào và nêm nếm hương vị.
Món lẩu được đưa lên bàn phục vụ khách hàng với cá Tầm được sắp xung quanh dĩa theo hình tròn, trang trí bằng các loại rau thơm và ớt trái. Món Lẩu Cá Tầm không chỉ tạo ấn tượng với lượng thịt cá lớn và ít xương, mà còn mang đến hương vị độc đáo nhờ sự kết hợp tinh tế của các gia vị và rau thơm.
5.4. Lẩu gà hầm sâm
Lẩu gà hầm sâm là một món ăn ngon đặc sản của vùng Măng Đen, được chế biến từ những chú gà đồi hoặc gà được nuôi trong các bản làng. Món ăn này mang đậm hương vị tự nhiên và sức khỏe từ những nguyên liệu chính như gà và sâm dây.
Gà được hầm chung với các củ sâm dây và một số loại vị thuốc bắc như táo đỏ, kỷ tử trong nồi đất. Quá trình hầm tạo ra nước dùng thơm ngon và đậm đà, trong đó gà trở nên mềm mịn nhưng vẫn giữ được đặc trưng độc đáo của gà đồi. Món ăn này thường được thưởng thức cùng với lá sâm dây và bún.
Khi thời tiết se lạnh ở Măng Đen, thưởng thức một chén lẩu gà hầm sâm là một trải nghiệm tuyệt vời. Hương vị đậm đà và nồng nàn của nước dùng, chất dinh dưỡng từ gà và sự tươi mát của lá sâm dây cùng với bún tạo nên một bữa ăn ngon và ấm áp.
5.5. Gỏi măng nứa khô
Với cây nứa nhỏ và ngắn hơn tre và lồ ô, măng nứa mang đến hương vị độc đáo và thơm ngon. Thiên nhiên đã ban tặng Kon Plông một môi trường lý tưởng để cây măng nứa phát triển, cho ra măng ngọt, giòn, và có vị thanh thanh, khiến thực khách không thể chối từ.
Trong mùa mưa đầu mùa, khi núi rừng Măng Đen được tưới mưa, những mầm măng nhú lên với màu xanh tươi. Trong số đó, măng nứa là loại được ưa chuộng nhất. Khi lột bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, măng nứa trắng xanh trong trẻo hiện ra, tạo nên một cảm giác mê hoặc.
Măng nứa tươi thường được chế biến đơn giản nhất là luộc, để giữ nguyên vị ngọt tự nhiên và màu vàng nhạt, kèm theo mùi thơm dễ chịu. Còn măng nứa khô, thường được sử dụng trong gỏi măng, món ăn dễ làm nhưng lại hấp dẫn với vị ngon đậm đà.
5.6. Gỏi hoa chuối rừng
Đây là món ăn đặc sản riêng có của huyện Kon Plông. Khác với loại hoa chuối bình thường, khi thưởng thức món ăn, quý khách sẽ cảm nhận được sự hòa quyện của vị chua chua, chát chát, cay cay, ngọt ngọt mang chất tự nhiên dân dã vốn có của hoa chuối rừng.
Nguyên liệu chính được làm từ hoa chuối rừng lấy từ các cây chuối mọc trong các nương rẫy của người dân địa phương bản địa tại huyện, một loại nguyên liệu rất dân dã.
Cách chế biến đơn giản nhất của món này là: hoa chuối được thái mỏng, ng âm với muối và chanh để rửa hết mủ hoa chuối và tránh cho hoa chuối bị đen màu, sau đó vắt khô nước trong hoa chuối ngâm và cho các loại gia vị, rau thơm đủ loại, đậu phộng rang, bò khô. Trộn đều tất cả các gia vị đó và cho vào dĩa, trang trí cùng với ngò và ớt.
Hãy cùng Sakos khám phá những điều tuyệt vời trong phần 2, khi chúng ta sẽ tiếp tục hành trình khám phá vùng đất chữa lành tâm hồn – Măng Đen. Tại đây, bạn sẽ được ngập tràn trong những trải nghiệm độc đáo, khám phá văn hóa đặc trưng và tận hưởng những hoạt động thú vị.