Đăng bởi

Khám phá những lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên 

Khám phá những lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên 

Khám phá những những lễ hội đặc sắc và độc đáo ở Tây Nguyên được diễn ra hằng năm nhé!

Tây Nguyên là nơi tụ hội của nhiều dân tộc anh em và cũng có rất nhiều lễ hội đặc sắc trong năm. Những lễ hội này mang trong mình những ý nghĩa về văn hóa, tập quán vùng miền vô cùng thú vị. Cùng Sakos.vn tìm hiểu

1. Lễ hội Cồng Chiêng

Nhắc đến núi rừng Tây Nguyên thì không thể không nhắc đến Lễ hội Cồng Chiêng nổi tiếng đặc sắc, độc đáo và mang đậm dấu ấn của khu vực này nhất. Lễ hội này không chỉ đơn thuần là một hoạt động văn hóa mà còn mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người dân Tây Nguyên.

Khám phá những lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên 

Cồng chiêng Tây Nguyên là loại hình văn hoá, trải dài suốt 5 tỉnh Tây Nguyên đó là: Đắk Lắk, Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Nông và Gia Lai. Đây là lễ hội thể hiện đậm chất nhất nét đẹp và văn hóa của người dân Tây Nguyên chân chất, mộc mạc, thật thà… Đến với lễ hội du khách được thưởng thức những vũ điệu kết hợp với tiếng cồng chiêng. Tham gia các hoạt động văn hóa khác như: phục dựng nghi lễ, lễ hội truyền thống của các đồng bào dân tộc, sinh hoạt văn nghệ dân gian, ẩm thực Tây Nguyên. Thanh âm của cồng chiêng là tiếng nói gắn kết giữa con người với thần linh. Mỗi sự kiện khác nhau thì giai điệu, bước múa cũng khác nhau.

Khám phá những lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên 

Lễ hội Cồng chiêng được tổ chức ở các dân tộc Tây Nguyên như: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Ê Đê, Gia Rai… Cồng chiêng là tiếng nói tâm linh, tâm hồn con người, diễn tả niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống. Gắn liền với cuộc sống trong lao động, sinh hoạt hằng ngày của người dân Tây Nguyên.

2. Lễ hội đua voi

Hội đua voi thường diễn ra vào mùa Xuân, trên một dải đất rộng dài hay một khu rừng, cụ thể hơn vào dịp tháng ba âm lịch, đó là tháng đẹp nhất trong năm. Đặc điểm Tinh thần thượng võ và chất hùng tráng hội cổ truyền của người M’Nông. Chuẩn bị cho ngày hội người quản tượng đưa voi đến những cụm rừng có nhiều cây cỏ để chúng có điều kiện dưỡng sức. 

Khám phá những lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên 

Vào ngày hội, các đàn voi từ các buôn làng xa gần kéo về tập kết tập trung các bãi gần đó. Dân chúng khắp nơi đổ về dự hội với những bộ áo quần thổ cẩm. Bãi đua là một dải đất tương đối bằng phẳng, đủ để 10 con voi giăng hàng đi cùng một lúc, dài từ 1 đến 9 km. Đây là một lễ hội độc đáo, hấp dẫn được tổ chức hai năm một lần vào tháng Ba Âm lịch và thường kéo dài khoảng 3 ngày tại Buôn Đôn (Đắk Lắk) nơi được mệnh danh là thủ phủ của loài voi.

Khám phá những lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên 

Lễ hội có rất nhiều hoạt động giải trí đặc sắc như: Lễ cúng cầu cho voi mạnh khỏe, lễ cúng bến nước, lễ hội đâm trâu (hay lễ ăn trâu mừng mùa), voi thi chạy, voi đá bóng, voi bơi vượt sông Sê rê pôk, lễ cúng lúa mới mừng được mùa hội thi văn hoá ẩm thực các dân tộc và hội thi giã gạo…

3. Lễ hội cúng cơm mới

Lễ cúng cơm mới được tổ chức hàng năm sau vụ mùa thu hoạch để các dân tộc ít người như Xơ Đăng, Ê Đê, Thái… tạ ơn trời đất vì đã cho một vụ mùa bội thu. Tại Tây Nguyên, đây là một trong những lễ hội đặc trưng, phổ biến ở nhiều địa phương.

Khám phá những lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên 

Lễ cúng cơm mới trước hết là để ăn mừng vụ mùa, ăn mừng lúa thóc về nhà. Bên cạnh đó đây cũng là dịp để người dân cúng thần, cúng hồn lúa, cúng tổ tiên, gửi gắm những mong cầu về sức khỏe cho gia đình, mong cầu những vụ mùa sau tiếp tục được bội thu, được lúa thóc đầy bồ.

Khám phá những lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên 

Khác với các lễ hội khác, khi người dân trong thôn bản sẽ tập trung để tổ chức cùng nhau thì Lễ cúng cơm mới lại tổ chức tuần tự từ nhà này sang nhà khác. Những gia đình trong buôn đã sắp xếp và thỏa thuận từ trước, vì thế sẽ cùng hợp tác để lễ hội diễn ra suôn sẻ nhất.

4. Lễ hội tạ ơn cha mẹ

Lễ hội tạ ơn cha mẹ là một nét đẹp trong đời sống văn hóa ứng xử của cộng đồng người J’rai và Ba Na ở Kon Tum. Lễ cúng tạ ơn cha mẹ, người J’rai gọi là Chal mơ nê kơ mi ma (teh rơ mơ kơ mi ma bui); còn người Ba Na gọi là Khop bơ nê kơ me pa. Thường được tổ chức vào tiết nông nhàn (Ning nơng), sau lễ mừng lúa mới.

Khám phá những lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên 

Đây là lễ của người con ruột đã có gia đình, có nhà riêng và làm ăn khấm khá. Sẽ tự nguyện thông báo với dòng tộc, bố mẹ về việc muốn tổ chức ngày lễ để tạ ơn cha mẹ đã sinh và nuôi dạy mình nên người. Mặc dù lễ cúng tạ ơn cha mẹ chỉ gói gọn trong từng gia đình, dòng tộc nhưng lễ được tổ chức khá long trọng trong hai ngày.

5. Lễ hội đâm trâu

Lễ đâm trâu là nghi lễ độc đáo trong các ngày hội lớn của buôn làng, mang những nét văn hóa truyền thống, thể hiện tinh thần đoàn kết của mọi thành viên trong cộng đồng tình yêu thiên nhiên, thần linh được gắn với nhau chặt chẽ, là sự kế tục truyền thống xa xưa của người Tây Nguyên. Cầu mong sự phù hộ của các vị thần linh về dự lễ, chứng giám cho tấm lòng của dân làng.

Khám phá những lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên 

Lễ hội thường tổ chức ở bãi đất trống trong làng. Ngày đầu tiên, tiếng cồng chiêng nổi lên để mời gọi và đón tiếp thần linh cũng như những người tham dự và hoàn thành các bước chuẩn bị cho lễ hội. Trong suốt thời gian này, cồng chiêng liên tục nổi lên để khuấy động không khí, làm vang động núi rừng. Lễ hội đâm trâu là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, gắn liền với những hoạt động văn hóa truyền thống, mang ý nghĩa tâm linh và nhân sinh sâu sắc. Đỉnh cao của lễ hội là lúc mũi lao đâm vào tim con trâu, những âm thanh, điệu múa, lời ca vang lên xung quanh cột đâm trâu. Đó cũng chính là linh hồn của lễ hội.

Nếu là một tín đồ du lịch, thích khám phá những điều độc đáo thì còn ngại gì mà không xách balo lên và thực hiện ngay một chuyến check-in tại địa điểm đặc biệt trên. Đừng quên ghé ngay các cửa hàng Sakos.vn để lựa chọn người bạn đồng hành cho chuyến đi nhé!