Địa đạo Củ Chi là hệ thống phòng thủ kiên cố và tinh vi được quân và dân Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Việt Nam. Ngày nay, Địa đạo Củ Chi được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt và là một trong sáu công trình nhân tạo đặc biệt nhất thế giới.
1. Địa đạo Củ Chi ở đâu?
Địa đạo Củ Chi là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất tại Củ Chi, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Tọa lạc tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km về phía Tây Bắc, địa đạo là minh chứng cho sự sáng tạo, kiên cường và ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Với tổng chiều dài hơn 250km, địa đạo Củ Chi là một mạng lưới đường hầm khổng lồ, bao gồm nhiều tầng, ngã rẽ và khu vực ẩn náu. Địa đạo được thiết kế với nhiều lối ra vào, hệ thống thông gió và bẫy ngụy trang tinh vi, giúp quân đội Việt Nam chống lại các cuộc tấn công của quân địch.
Nơi đây không chỉ là nơi trú ẩn mà còn là nơi sinh sống của hàng nghìn người. Tại đây, họ sinh hoạt, tổ chức hội họp quân sự,cứu thương, sản xuất vũ khí và lương thực.
2. Lịch sử hình thành Địa đạo Củ Chi
Địa đạo Củ Chi – điểm đến du lịch nổi tiếng tại Sài Gòn – ẩn chứa trong mình một lịch sử hình thành gắn liền với những giai đoạn hào hùng của dân tộc Việt Nam. Khởi nguồn từ những năm 1946 – 1948, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, địa đạo được đào bởi quân và dân tại các xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An với mục đích ban đầu là nơi ẩn náu, cất giữ vũ khí và quân tư trang.
Ban đầu, mỗi thôn làng đều có hầm căn cứ riêng biệt. Tuy nhiên, do nhu cầu đi lại và liên lạc trong chiến tranh, các hầm được nối liền với nhau, tạo thành hệ thống thống nhất trải dài 6 xã phía Bắc huyện Củ Chi. Hệ thống địa đạo này đóng vai trò quan trọng trong việc che giấu lực lượng, tổ chức hội họp, bàn bạc chiến lược, góp phần vào thắng lợi của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Trải qua quá trình chiến tranh gian khổ, địa đạo Củ Chi được mở rộng và hoàn thiện, trở thành một công trình kiến trúc độc đáo, một minh chứng cho sự sáng tạo, kiên cường và ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, địa đạo Củ Chi là một Di tích Quốc gia đặc biệt, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc.
3. Khám phá Địa đạo Củ Chi
3.1. Khám phá bí ẩn lòng đất của hầm địa đạo
Lạc bước vào mê cung lòng đất, du khách sẽ được khám phá hệ thống đường hầm dài 120m gồm 2 tầng, nơi từng là nơi ẩn náu, sinh hoạt và chiến đấu của quân và dân ta trong thời chiến. Được xây dựng bằng đất sét pha đá ong, địa đạo Củ Chi sở hữu độ bền bỉ đáng kinh ngạc, hầu như không xảy ra sạt lở,đảm bảo an toàn cho du khách khi tham quan.
Hệ thống gió tinh vi, nguỵ trang kín đáo giúp cung cấp không khí cho người ở trong. Ngoài ra, bạn sẽ có hội thưởng thức món khoai, sắn, và củ mài chấm muối vừng – món ăn dân dã mà giản dị, từng là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của người dân Củ Chi và các chiến sĩ trong thời kỳ kháng chiến.
3.2. Trải nghiệm cảm giác mạnh tại khu bắn súng
Bên cạnh việc khám phá hệ thống địa đạo độc đáo, nhiều du khách đến với Địa đạo Củ Chi còn thích thú tham gia hoạt động tháo lắp súng và thử tài bắn súng dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của nhân viên khu du lịch. Khu du lịch Địa đạo Củ Chi cung cấp hai dịch vụ bắn súng dành cho du khách:
- Bắn súng thể thao quốc phòng: Thử thách bản thân với môn bắn súng trường, học cách tháo lắp súng bài bản dưới sự hướng dẫn chi tiết của nhân viên. Giá đạn cho từng loại súng dao động từ 40.000đ đến 60.000đ/viên.
- Bắn súng đạn sơn: Tham gia trò chơi tập thể đầy kịch tính, nơi bạn rèn luyện kỹ năng phối hợp đồng đội, khả năng phán đoán và tốc độ phản ứng. Chi phí cho dịch vụ này là 50.000đ/người cho mỗi lượt chơi 60 phút, giá đạn 3.000đ/viên.
3.3. Thưởng thức trái cây miệt vườn “đáng đồng tiền bát gạo”
Bước chân vào Vườn trái cây Trung An, du khách như lạc vào một thế giới xanh mát, trong lành với những hàng cây sai trĩu quả. Cảm nhận được sự bình dị, mộc mạc của cuộc sống làng quê Việt Nam. Những hình ảnh quen thuộc như:con trâu hiền lành gặm cỏ, những chú chim nhỏ ríu rít trên cành cây,…
Điểm đặc biệt thu hút du khách tại Vườn trái cây Trung An chính là cơ hội được tự tay hái trái cây và thưởng thức hương vị thơm ngon ngay tại vườn. Du khách có thể lựa chọn đa dạng các loại trái cây theo mùa như: chôm chôm, mận,mít, sầu riêng,… Từng trái cây được hái từ trên cây xuống đều mang trọn vẹn hương vị tự nhiên, ngọt ngào và thanh mát.
3.4. Tham quan Trạm Cứu hộ Động vật Hoang dã Củ Chi
Chỉ cách khu du lịch Địa đạo Củ Chi khoảng 1km, Trạm Cứu hộ Động vật Hoang dã Củ Chi hiện lên như một điểm đến lý tưởng tiếp theo cho hành trình khám phá của bạn. Nơi đây được xem là “bệnh viện” động vật hoang dã lớn nhất khu vực phía Nam.
Với sứ mệnh cao cả, Trạm Cứu hộ đã và đang tiếp nhận, cứu hộ hơn 3.600 cá thể động vật hoang dã thuộc nhiều loài quý hiếm như: vượn, gấu, rắn, chim,…Dưới sự hướng dẫn tận tình của nhân viên, bạn sẽ được khám phá từng khu vực, tìm hiểu về đặc điểm, tập tính và những câu chuyện về quá trình cứu hộ của từng loài động vật.
3.5. Khám phá Biển Đông thu nhỏ và thư giãn tại Hồ bơi
Chỉ cách khu vực địa đạo 15 phút đi bộ, du khách có thể khám phá Biển Đông thu nhỏ tại Hồ cảnh quan. Nơi đây sở hữu không gian xanh mát, trong lành với:
- Hồ nước rộng lớn: Du khách có thể thỏa sức tắm mát, thư giãn trong làn nước trong xanh, xua tan đi cái nóng oi bức của Sài Gòn.
- Rừng gỗ quý: Tản bộ dưới tán cây râm mát, tận hưởng bầu không khí trong lành và ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên thơ mộng.
- Ba mô hình kiến trúc biểu tượng: Chiêm ngưỡng những mô hình thu nhỏ của Chùa Một Cột (Hà Nội), Ngọ Môn (Huế) và Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP.HCM) – những biểu tượng văn hóa độc đáo của ba miền Bắc, Trung, Nam.
Bên cạnh đó, du khách còn có thể tham gia nhiều hoạt động giải trí thú vị tại hồ bơi Địa đạo Củ Chi như đạp xe quanh hồ, chèo thuyền kayak. Mỗi hoạt động vui chơi giải trí tại đây đều có thu phí riêng. Du khách vui lòng mua vé trước khi tham gia.
Giá vé tham khảo:
- Tắm hồ bơi: 20.000 VNĐ/người
- Đạp xe quanh hồ: 30.000 VNĐ/người
- Chèo thuyền kayak: 50.000 VNĐ/người