Đăng bởi

Dạo quanh Hồ Hoàn Kiếm – Trái tim thủ đô Hà Nội

Dạo quanh Hồ Hoàn Kiếm - Trái tim thủ đô Hà Nội

Hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội. Đây là “điểm hẹn” đặc biệt của rất nhiều người dân Thủ đô lẫn khách du lịch. Tọa lạc tại trung tâm thành phố, Hồ Hoàn Kiếm với nét kiến trúc đặc biệt cùng giá trị văn hoá lịch sử lâu bền hấp dẫn bất kỳ ai có dịp ghé thăm.

Lịch sử về Hồ Hoàn Kiếm

Nằm giữa thủ đô Hà Nội, Hồ Hoàn Kiếm là hồ nước ngọt tự nhiên có diện tích khoảng 12ha, dài 700m, sâu trung bình từ 1 – 1,4m. Từ đây, du khách có thể dễ dàng di chuyển đến khu vực phố cổ với các con phố như Hàng Bài, Hàng Ngang, Tràng Tiền, Tràng Thi và những điểm khác như nhà thờ, Nhà hát Lớn.

Dạo quanh Hồ Hoàn Kiếm - Trái tim thủ đô Hà Nội

Cách đây khoảng 6 thế kỷ, Hồ Gươm là một phân lưu của sông Hồng. Vào thế kỷ 16, khi chúa Trịnh cho tu sửa lại Hoàng thành Thăng Long để vua Lê ở đã xây phủ chúa riêng nằm bên cạnh Hoàng thành. Phủ Chúa trở thành cơ quan trung ương với các kiến trúc xa hoa như lầu Ngũ Long ở bờ Đông hồ Hoàn Kiếm và đình Tả Vọng trên đảo Ngọc Sơn. Năm 1728, Trịnh Giang đào hầm phía Nam hồ để xây cung điện ngầm gọi là Thưởng Trì cung.

Chúa Trịnh chia hồ lớn thành hai hồ: Hữu Vọng và Tả Vọng. Hồ Hữu Vọng dùng để duyệt quân thủy chiến của triều đình. Đến thời đại của vua Tự Đức (1847-1883), hồ Hữu Vọng được gọi là hồ Thủy Quân, còn hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Kiếm. Từ năm 1884, thời kỳ bảo hộ Pháp, hồ Thủy Quân được lấp để mở rộng thành phố Hà Nội.

Đến khoảng thế kỷ 15 thì được đổi tên là hồ Hoàn Kiếm (hoàn trả lại kiếm) gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả lại kiếm thần cho rùa thần. Vị trí đắc địa này đã khiến hồ Hoàn Kiếm trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ với du khách trong nước mà còn với cả du khách quốc tế.

Địa chỉ: phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Tìm hiểu về Cụ Rùa hồ Gươm

Cụ Rùa là một trong những biểu tượng nổi tiếng và linh thiêng của Hồ Hoàn Kiếm. Rùa hồ Gươm có tên gọi khoa học là Rafetus Leloii hay Rafetus Vietnamensis thuộc họ ba ba, có kích thước khá lớn.

Dạo quanh Hồ Hoàn Kiếm - Trái tim thủ đô Hà Nội

Cụ rùa có 4 cá thể và 3 cá thể đều đã chết trước đó. Năm 2011, còn một cá thể rùa Hồ Gươm còn sống sót và được gọi là “Cụ Rùa”. Khi tìm thấy, “Cụ Rùa” được vớt lên để chữa trị các vết thương. Tuy nhiên đến năm 2016, cá thể rùa Hồ Gươm cuối cùng cũng đã chết.

Hồ Hoàn Kiếm có gì hấp dẫn?

1. Tháp Rùa

Tháp Rùa là một công trình kiến trúc kết hợp giữa Châu Âu và Việt Nam xây dựng vào năm 1884 – 1886. Đây là biểu tượng lịch sử và văn hóa độc đáo của thủ đô Việt Nam. Tháp được xây trên một gò đất, còn được gọi là đảo Rùa, vào cuối thế kỉ XIX.

Dạo quanh Hồ Hoàn Kiếm - Trái tim thủ đô Hà Nội

Tháp Rùa cao ba tầng, trên đỉnh có những tầng nhỏ. Trên đỉnh tầng 1 và tầng 2 đều có lan can bao quanh với 4 đầu đao uốn cong dần lên đỉnh, trên đỉnh tháp có hình ngôi sao năm cánh.

Tháp Rùa trở thành một biểu tượng văn hóa của Hà Nội, hiện lên với một vẻ đẹp mộc mạc, bình dị mà uy nghiêm, nơi chất chứa biết bao câu chuyện truyền thuyết và lịch sử bi tráng của dân tộc.

2. Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn tọa lạc trên một gò đất được gọi là đảo Ngọc Sơn ở phía Đông Bắc của hồ Gươm. Cổng đền nằm tại phố Đinh Tiên Hoàng, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thủ đô Hà Nội.

Dạo quanh Hồ Hoàn Kiếm - Trái tim thủ đô Hà Nội

Theo thông tin mà các văn bia ghi lại, đền Ngọc Sơn được xây dựng vào năm 1841 và được tu sửa lại bởi nhà nho Nguyễn Văn Siêu vào năm 1865. Đền Ngọc Sơn thờ thần Văn Xương Đế Quân, vị thần chủ quản phúc lộc cho sĩ nhân (người thi khoa cử) và thờ Trần Hưng Đạo, vị tướng có công lớn trong việc đánh đuổi quân Nguyên.

Đền Ngọc Sơn thể hiện rõ quan niệm “tam giáo đồng nguyên” (Phật giáo, Đạo giáo và Nho Giáo) với ý nghĩa đoàn kết, hòa hợp các tôn giáo ở tất cả vùng miền đất nước. Khi đến đây bạn có thể ngắm nhìn 3 công trình kiến trúc đặc biệt gồm Tháp Bút, Đài Nghiên, Cầu Thê Húc.

3. Cầu Thê Húc

Cầu Thê Húc “cong như con tôm” với sắc đỏ đặc trưng, nằm nổi bật giữa hồ Hoàn Kiếm “dẫn vào đền” Ngọc Sơn. Hình ảnh cầu Thê Húc in bóng xuống hồ đầy lãng mạn từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng của Thủ đô.

Dạo quanh Hồ Hoàn Kiếm - Trái tim thủ đô Hà Nội

Vào thời vua Tự Đức, Cầu Thê Húc được xây dựng vào năm 1865 với tổng cộng 15 nhịp cầu, 32 chân trụ tròn xếp thành 16 đôi. Khi đó, cầu chỉ được xây bằng gỗ, khá đơn sơ. Sau khi hoàn thành, các sĩ tử trước khi bước vào kỳ thi Hương đều tập trung đến đền Ngọc Sơn để thắp hương rất đông, nhiều người chen lấn, xô đẩy nhau khiến cầu có nguy cơ bị sập.

Vì vậy, cầu đã trải qua 2 lần tu sửa, vào năm 1916 và năm 1954. Với lần trùng tu cuối cùng, móng cầu gỗ đã được thay thế hoàn toàn bằng móng cầu xi măng, cực kỳ chắc chắn và kiên cố. Mỗi ngày đều có khá đông khách du lịch đến cầu Thê Húc để tham quan.

4. Phố Đi Bộ Hồ Hoàn Kiếm

Phố đi bộ hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) bắt đầu được triển khai chính thức từ tháng 9/2016. Tuyến phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm vòng quanh hồ, qua Tràng Tiền, Đinh Lễ, Hồ Hoàn Kiếm. Phố đi bộ kết hợp chợ đêm và khu ẩm thực lớn khiến giới trẻ say mê, tụ tập mỗi đêm.

Dạo quanh Hồ Hoàn Kiếm - Trái tim thủ đô Hà Nội

Có rất nhiều quán ăn ngon tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm giá cả bình dân vô cùng, không hề đắt đỏ như những nơi khác. Nếu đã ăn no bạn hãy tiến đến khu vực trò chơi dân gian để được “tiêu thực” với các hoạt động trò chơi hấp dẫn như trượt patin, nghe âm nhạc đường phố,…

Bạn nên lưu ý phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm chỉ mở cửa vào tối của 3 ngày cuối tuần là: Tối thứ 6, tối thứ 7 và tối chủ nhật, khung giờ từ 18h00 – 6h00 sáng hôm sau.

5. Đền Thờ Vua Lê

Đền Thờ Vua Lê tọa lạc ở phía Tây bờ hồ, gần đình Nam Hương. Cổng vào xây gạch theo kiểu tam quan – tứ trụ sát với hè đường. Các hạng mục công trình hài hòa trong khuôn viên nhiều cây xanh.

Dạo quanh Hồ Hoàn Kiếm - Trái tim thủ đô Hà Nội

Là một trong những tượng đài cổ nhất ở thủ đô, tượng vua Lê được đúc bằng đồng, cao khoảng 1,2 m, đầu đội mũ bình thiên, bốn góc treo kim tòng, mặc áo long bào, đeo đai lưng. Đặc biệt, tượng tạc vua Lê trong tư thế trả gươm báu cho thần Kim Quy, gắn liền với truyền thuyết về hồ Hoàn Kiếm.

Địa chỉ: Số 16 Lê Thái Tổ, Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội

6. Đền Bà Kiệu

Đền Bà Kiệu còn được gọi là Thiên Tiên Điện hay Huyền Chân Từ, là một trong những ngôi đền thờ Mẫu đầu tiên của Việt Nam. Đền được xây dựng từ đầu thế kỷ 17, vào niên hiệu Vĩnh Tộ (1619 – 1628).

Dạo quanh Hồ Hoàn Kiếm - Trái tim thủ đô Hà Nội

Không ai biết tại sao lại gọi là đền Bà Kiệu, chỉ chắc chắn một điều rằng nơi đây thờ các vị nữ thần bao gồm: Thánh Mẫu Liễu Hạnh và hai thị nữ Quỳnh Hoa – Quế Hoa. Nhờ những công lao to lớn của mình, công chúa Liễu Hạnh được tôn vinh là một vị thánh, được dân chúng nhớ ơn và lập đền thờ phụng.

Địa chỉ: Số 59 Đinh Tiên Hoàng, Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội

Địa danh hồ Hoàn Kiếm luôn đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị về các truyền thuyết bí ẩn của dân tộc và tạo ấn tượng trong mỗi người về một nền văn hóa bản sắc lâu đời. Sakoshy vọng rằng những địa điểm vui chơi Hà Nội vừa rồi là tất cả những gì bạn đang tìm kiếm.