Ngày Nhà giáo Việt Nam đã trở thành một biểu tượng cao đẹp trong suốt nhiều thập niên qua, nhằm ghi nhớ và cảm ơn những người đã có công dạy dỗ ta trong suốt quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường.
1. 20/11 là ngày gì?
Ngày Nhà giáo Việt Nam (hay Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam.
Đây chính là ngày “tôn sư trọng đạo” nhằm mục đích để tôn vinh những người dạy học và những người trong ngành giáo dục.
2. Tìm hiểu về ngày 20/11
Ngày 20/11 đã trở thành một ngày lễ truyền thống tốt đẹp của cha ông và dân tộc ta suốt nhiều năm qua và không còn xa lạ với bất kỳ lứa tuổi học trò nào.
Thế nhưng một số thế hệ học sinh hiện nay vẫn chưa hiểu rõ lịch sử ra đời của ngày lễ này. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
2.1. Lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam
- Tháng 7/1946, tổ chức quốc tế của ngành giáo dục tiến bộ đã được thành lập ở Paris. Đến tháng 7/1953, Công đoàn Giáo dục Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức quốc tế này. Sau đó đến sự kiện diễn ra từ ngày 26 – 30/8/1975 tại thủ đô Warszawa Ba Lan, Công đoàn Giáo dục Việt Nam quyết định lấy 20/11/1958 trở thành ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”.
- Ngày lễ 20/11 đầu tiên được tổ chức tại miền Bắc, sau đó lan ra các vùng giải phóng miền Nam vào các năm sau đó. Kéo dài đến 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành quyết định thiết lập 20/11 hàng năm trở thành “Ngày Nhà giáo Việt Nam”.
- Mục đích của ngày lễ này là để tri ân nhà giáo, những người có công trong hoạt động giáo dục. Đồng thời cũng vào ngày này, các thế hệ học sinh sẽ dành thời gian để nhớ lại những thầy cô đã gắn bó với họ trên ghế nhà trường.
2.2. Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam
- “Tôn sư trọng đạo” vẫn luôn là tín ngưỡng suốt bao đời của người dân Việt Nam. Đó là lý do ngày 20/11 trở thành ngày tôn vinh “những người lái đò thầm lặng” đưa các lứa học trò “qua sông”. Đồng thời, đây cũng là dịp để học sinh bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô của mình.
- Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm để ngành giáo dục nhìn nhận và đánh giá hiệu quả các hoạt động giáo dục. Từ đó có những khen thưởng cho những cá nhân và tập thể xứng đáng. Ngoài ra, đây còn là lúc để lập phương hướng và cải thiện tình hình giáo dục trong tương lai.
3. Những hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 luôn diễn ra rất nhiều hoạt động sôi nổi. Tùy theo từng đơn vị, trường học mà tập thể nhà trường sẽ tổ chức những cuộc thi nhỏ, văn nghệ dành riêng cho dịp đặc biệt này. Đồng thời, đây cũng là lúc học sinh dành tặng những món quà, lời chúc tốt đẹp cho thầy cô giáo.
- Học sinh tặng quà thầy cô
- Làm thiệp tặng thầy cô
- Làm chương trình văn nghệ chủ đề 20/11
- Vẽ tranh đề tài ngày 20/11
- Làm báo tường ngày 20/11
- Các hoạt động chào mừng ngày 20/11 khác: trao hoa, tổ chức văn nghệ, viết thư cho thầy cô, cắm hoa,…
Một số trường học cũng tổ chức các buổi dã ngoại cho thầy cô và học trò. Điều này giúp thắt chặt tình cảm và giúp hai thế hệ gần gũi với nhau hơn sau những giờ học tập trên lớp.
4. Lời chúc ý nghĩa gửi thầy cô nhân ngày 20/11
Những lời chúc mang ý nghĩa tốt đẹp, thể hiện tình cảm của bản thân dành cho giáo viên là điều không thể thiếu trong ngày Nhà giáo Việt Nam. Tham khảo tổng hợp những lời chúc ý nghĩa gửi đến thầy cô nhân ngày 20/11 sắp tới dưới đây nhé!
- Nhân ngày nhà giáo Việt Nam, chúc tất cả các thầy cô giáo trên mọi miền đất nước sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Riêng chúc thầy cô đang đọc tin nhắn này ngày nhà giáo thật vui, thật thành công, mọi lời chúc tốt đẹp nhất. Và kính chúc các thầy cô cố gắng hết mình cho thế hệ trẻ hôm nay.
- Nhân Ngày nhà giáo Việt Nam, với tất cả tấm chân tình mà con muốn gởi đến thầy cô, chúc cho tất cả thầy cô luôn vui vẻ tràn ngập niềm tin trong cuộc sống, ngày nào cũng luôn gặp may mắn, và thành công trên con đường dạy học của mình.
5. Những món quà ý nghĩa ngày 20/11
Ngoài những lời chúc ý nghĩa, mọi người cũng có thể dành tặng thầy cô những món quà đặc biệt sau:
5.1. Đồng hồ
5.2. Phụ kiện
Những món phụ kiện thời trang dành cho cô như túi xách, giày, vải dùng để may áo dài,… Với thầy giáo thì mọi người có thể lựa chọn áo sơ mi, giày, vải dùng để may quần tây,…
5.3. Hoa
5.4. Khăn choàng
5.5. Cà vạt
5.6. Ba lô, cặp, túi xách
Đây là những món đồ không thể thiếu của những bậc thầy cô khi đến trường. Các bạn có thể lựa chọn một số sản phẩm:
Cặp đa năng Sakos Flash: Tùy biến thông minh
Cặp laptop Stargo Draken: Giải pháp chống sốc toàn diện
Túi đeo chéo Veran: Bạn đồng hành của dân công sở